Bài “Sau trùng tu, 2 con nghê trên mái điện Ngưng Hy... 'bay mất'” trên Báo Một Thế Giới ngày 27.9.2017. Đến bây giờ chúng tôi đã đợi hơn 30 ngày, từ khi Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) thông tin tháng 11.2017 sẽ đưa về Huế lắp lại 2 con nghê đã đưa ra làng Bát Tràng để phục chế. Nhưng đến bây giờ hai con nghê vẫn chưa được đưa về vị trí cũ.

Trùng tu lăng Đồng Khánh: Hai con nghê 'bay đi' vẫn chưa về chốn cũ

Hoa Vang CTV anh Xuyên | 02/12/2017, 05:53

Bài “Sau trùng tu, 2 con nghê trên mái điện Ngưng Hy... 'bay mất'” trên Báo Một Thế Giới ngày 27.9.2017. Đến bây giờ chúng tôi đã đợi hơn 30 ngày, từ khi Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) thông tin tháng 11.2017 sẽ đưa về Huế lắp lại 2 con nghê đã đưa ra làng Bát Tràng để phục chế. Nhưng đến bây giờ hai con nghê vẫn chưa được đưa về vị trí cũ.

Điều đáng nói ở đây là công trình trùng tu di tích Điện Ngưng Hy thuộc lăng Đồng Khánh đã được nghiệm thu từ 2015. Vậy, thử hỏi TTBTDTCĐH, một công trình (Điện Ngưng Hy) đã được nghiệm thu kỹ thuật, khối lượng đến 2 năm mà công trình vẫn chưa hoàn thiện? Thử hỏi hai con nghê sành sứ (bay mất) đã được đưa vào khối lượng để thanh toán cho bên Công ty Tu bổ Di tích Trung ương vào năm 2015, nhưng vì sao đến nay (sau 2 năm) vẫn chưa về vị trí cũ? Về nguyên tắc tài chính có được phép như vậy không?

Những người yêu di sản Cố đô Huế cũng đã bức xúc lục tìm lại các bài báo về việc trùng tu điện Ngưng Hy, lăng Đồng Khánh gửi đến chúng tôi. Qua đó chúng tôi được biết thông tin, theo TTXVN ngày 3.8.2012 của tác giả Quốc Việt - Vân Anh trong bài “Huế: Thống nhất phương án trùng tu Ngưng Hy Điện”: “Ngày 3.8 (năm 2012), Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Trung ương, Chi nhánh miền Trung thống nhất phương pháp tháo dỡ, hạ giải Điện Ngưng Hy (Lăng Đồng Khánh, Huế) để trùng tu di tích này”....

Sau thời điểm nghiệm thu Điện Ngưng Hy, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin trong bài“Di sản Huế hấp dẫn du khách từ sự đổi mới" có nội dung: “Năm 2015 là một năm thành công rực rỡ của di sản Huế khi hàng chục công trình quan trọng được trùng tu, doanh thu từ vé tham quan tăng hơn 67,5 tỉđồng. Năm 2015, dù nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa bị cắt giảm, nhưng cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn được đầu tư 164,7 tỉđồng cho trùng tu di tích, bằng 183% so với năm 2014. Nhờ đó, hàng chục công trình quan trọng của khu di sản Huế được trùng tu hoàn nguyên giá trị, như: Triệu Miếu, trường lang Tử Cấm Thành, Nhật Thành Lâu, vườn Thiệu Phương, Tả Tùng Tự, lầu Tàng Thơ, sông Ngự Hà, điện Gia Thành (Lăng Gia Long), Tả Hữu Tùng Viện (Lăng Thiệu Trị), Điện Ngưng Hy (Lăng Đồng Khánh), nhiều công trình của Lăng Tự Đức…. Vậy là cho đến bây giờ (tháng 12.2017) đã 2 năm mà hai con nghê trên mái Điện Ngưng Hy vẫn chưa được đưa về vị trí cũ. Nếu kể từ thời gian hạ giải để thực hiện trùng tu Điện Ngưng Hy xảy ra từ năm 2012 thì có thể đã 5 năm hai con nghê lưu lạc chưa tìm được quê nhà. Rất mong những biện giải hợp lý của chủ đầu tư để chúng tôi còn đặt niềm tin vào ban lãnh đạo TTBTDTCĐH.

Con nghê bên phải Điện Ngưng Hy (phía sau) mà các báo cho là bị bể gắn trên xi măng
Con nghê bên trái Điện Ngưng Hy bị mất đầu, nhưng thân hình vẫn còn nguyên, các báo cho là bị bể nát
Ảnh chụp điện Ngưng Hy tháng 11.2017 vẫn chưa thấy 2 con nghênhư báoMột Thế Giới nêu ngày 27.9.2017

Chưa nói đến công tác hạ giải Lăng Đồng Khánh đã thực hiện từ năm 2011 đã vi phạm nguyên tắc trùng tu là không giữ lại những hiện trạng di tích còn nguyên vẹn. Điều này đã được tác giả Trần Thị Thanh Thanh qua bài viết “Tiền tỉ và những vết thương di sản” trên báo Tuổi Trẻ năm 2011, với nội dung: “Một di tích khác đang được trùng tu với quy mô lớn là Lăng vua Đồng Khánh - di tích được đánh giá là “bảo tàng kiến trúc giai đoạn giao thời”. Dự án này cũng do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương - chi nhánh miền Trung thiết kế và thi công. Khi chúng tôi đến, đây là cả một công trường xây dựng rộn ràng xe máy, một nhóm công nhân dùng búa, xà beng đập bỏ bức tường gạch dày vẫn còn nguyên vẹn. Cạnh đó là những đoạn tường đã được xây mới hoàn toàn.”

Bức tường thành nguyên vẹn của lăng vua Đồng Khánh bị đập bỏ - Ảnh: Tuoitre.vn
Thay vào đó là bức tường xây mới và dùng xe xúc để bới cả nền móng của bức tường cũ - Ảnh: Thái Lộc (Tuoitre.vn)

Qua hàng loạt vụ việc được báo chí đưa tin nhằm góp ý xây dựng cơ quan hữu quan, nhưng chưa thấy được sự ghi nhận. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm hỗ trợ làm sáng tỏ, để công cuộc bảo tồn di tích của tiền nhân được tốt đẹp, đem lại uy tín cho đơn vị quản lý của tỉnh nhà.

Xin trích Điều 4 trong nghị định số 98/2010/NĐ-CPban hành ngày 21tháng 9năm 2010về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, để mọi người xem xét hành vi của bên thi công và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

1. Những hành vi làm sai lệch di tích:

a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

Hòa Vang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trùng tu lăng Đồng Khánh: Hai con nghê 'bay đi' vẫn chưa về chốn cũ