Nhà nghiên cứu Nam Á Sudha Ramachandran cho biết: Trung Quốc và Ấn Độ đang dùng đến vệ tinh để tranh giành ảnh hưởng và đảm bảo những lợi ích chính trị lẫn kinh tế. Trong cuộc đua này, tuy chương trình không gian vũ trụ của Bắc Kinh có nguồn tài trợ dồi dào và tham vọng hơn, nhưng New Delhi đang bắt kịp.

Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục vũ trụ

Cẩm Bình | 01/11/2017, 06:54

Nhà nghiên cứu Nam Á Sudha Ramachandran cho biết: Trung Quốc và Ấn Độ đang dùng đến vệ tinh để tranh giành ảnh hưởng và đảm bảo những lợi ích chính trị lẫn kinh tế. Trong cuộc đua này, tuy chương trình không gian vũ trụ của Bắc Kinh có nguồn tài trợ dồi dào và tham vọng hơn, nhưng New Delhi đang bắt kịp.

Tháng 5 vừa qua, một vệ tinh do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chế tạo và vận hành đã được phóng vào không gian. Vệ tinh mang tên GSAT-9, sẽ cung cấp những dữ liệu truyền thông và khí tượng cho các nước Nam Á láng giềng.

Theo nhà nghiên cứu Ramachandran, đây là nỗ lực không chỉ để tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Nam Á, thúc đẩy hợp tác khu vực mà còn nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và tránh cho nước này cơ hội hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ với Nam Á.

Bà Ramachandran cho biết khi hợp tác kinh tế và quốc phòng giữa Sri Lanka với Trung Quốc ngày càng phát triển, ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đây cũng tăng lên.

Hợp tác không gian vũ trụ càng giúp đưa mối quan hệ song phương này lên tầm cao mới. Năm 2012, Sri Lanka đã phóng thành công một vệ tinh thương mại nhờ vào sự giúp đỡ từ Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc đang mở rộng dịch vụ của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu đến Sri Lanka bằng cách xây thêm ít nhất 10 trạm tham chiếu hoạt động liên tục (CORS) phục vụ công tác ghi nhận số liệu gửi về từ vệ tinh tại nước này.

Sau Sri Lanka, chính quyền Bắc Kinh nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực không gian với Afghanistan, Nepal và Maldives.

Nhà nghiên cứu Ramachandran đánh giá chuyện Trung - Ấn dùng vệ tinh để tranh giành ảnh hưởng và đảm bảo những lợi ích chính trị, kinh tế giống như Mỹ - Xô cạnh tranh nhau bằng tiền bạc và vũ khí trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ và Trung Quốc quả thực đang xem nhau là đối thủ trong ngành hàng không vũ trụ.

Quá trình phát triển chương trình không gian vũ trụ

Chương trình không gian của Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1950, sớm hơn ít nhất một thập kỷ so với Ấn Độ. Trong khi chương trình không gian của Ấn Độ phục vụ cho mục đích phát triển việc ứng dụng công nghệ vũ trụ vào đời sống, thì chương trình của Trung Quốc có xuất phát điểm là phục vụ cho các mục đích quân sự.

Năm 1993, Trung tâm Không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA) chính thức ra đời, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động không gian của nước này.

So với Trung Quốc, chương trình không gian Ấn Độ có khởi đầu và nguồn lực cho chương trình khiêm tốn hơn. Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ngân sách hằng năm chi cho lĩnh vực không gian của Ấn Độ chỉ có khoảng 1,2 tỉUSD, trong khi của Trung Quốc là 6,1 tỉUSD và của Mỹ là 39,3 tỉUSD.

Mặc dù đi sau Mỹ hàng thập kỷ nhưng chương trình không gian Trung Quốc đang bắt kịp và có những tiến bộ nhất định. Cột mốc đầu tiên chính là vụ phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Thần Châu-1 năm 1999.

Năm 2003, đã có người Trung Quốc đầu tiên bay vào vũ trụ. Nước này là nước thứ ba đạt được thành tích này. Từ đó đến nay, Bắc Kinh đã thực hiện thêm 6 nhiệm vụ không gian.

Năm 2007, Trung Quốc bắn rơi một vệ tinh thời tiết đã ngừng hoạt động do nước này phóng lên trước đó và có năng lực chống vệ tinh. Năm 2011, CNSA phóng thành công trạm thí nghiệm không gian đầu tiên Thiên Cung-1 và đưa được người lên Mặt Trăng vào tháng 12.2014

Tháng 4.2017, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng đầu tiên mang tên Thiên Châu –1. Mặc dù không còn kiểm soát được Thiên Cung-1, nhưng CNSA hiện đang chuẩn bị phóng trạm Thiên Cung-2 để thay thế.

Hai phi hành gia Trung Quốc chuẩn bị thực hiện sứ mệnh Thần Châu 11-Ảnh: Getty Images

Theo Sách trắng về hoạt động không gian vũ trụ công bố năm 2016, Trung Quốc lên kế hoạch đáp tàu vũ trụ (Hằng Nga) lên vùng tối của Mặt Trăng vào năm 2018 và đáp lên sao Hỏa vào năm 2020. Nước này cũng lên kế hoạch xây dựng và vận hành một trạm không gian vào năm 2022. Tuy nhiên, vụ phóng thất bại tên lửa đẩy Trường Chinh-5 có thể khiến kế hoạch này bị chậm trễ.

Với Ấn Độ, năm 2008, tàu không người lái Chandrayaan-1 của nước này đã đáp xuống Mặt Trăng thực hiện sứ mệnh thăm dò. Ấn Độ là nước thứ 5 có khả năng đưa tàu vũ trụ đáp xuống bề mặt Mặt Trăng.

Năm 2014, vệ tinh Mangalyaan đi vào quỹ đạo sao Hỏa. Ấn Độ là nước châu Á đầu tiên đạt được thành tích này và cũng là nước đầu tiên thành công ngay lần đầu.

Mô hình vệ tinh Mangalyaan - Ảnh: Wall Street Journal

Sắp tới, ISRO dự kiến đáp tàu xuống Mặt Trăng lần 2 vào năm 2018 và đáp xuống sao Hỏa vào năm 2021 hoặc 2022.

Trung Quốc đang chiếm ưu thế

Theo chuyên gia Ajey Lele, chương trình không gian của Trung Quốc đầy tham vọng và phát triển rộng. CNSA đã đạt được tiến bộ trong nhiều hoạt động, gồm thực hiện các chuyến bay có người, xây dựng và vận hành trạm không gian, khoa học không gian, thăm dò hành tinh.

Chương trình của Trung Quốc đi trước Ấn Độ trong một số lĩnh vực, ví dụ như trong các chương trình khám phá Mặt Trăng bằng robot. Theo hai chuyên gia Rajeswari Pillai Rajagopalan và Vidya Sagar Reddy của Quỹ nghiên cứu Observer (ORF): “Ấn Độ không thể thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong việc khám phá Hệ Mặt Trời bằng robot”.

Ấn Độ cũng đang “hít khói” Trung Quốc trong phát triển hệ thống định vị vệ tinh. Hệ thống Bắc Đẩu đã được dùng tại Trung Quốc từ năm 2000, vận hành trên toàn châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2012 và dự kiến sẽ được dùng trên phạm vi toàn cầu từ năm 2020. Trong tổng số 35 vệ tinh Bắc Đẩu dự kiến triển khai, đã có 23 cái được đưa vào quỹ đạo. Những dịch vụ cơ bản của Bắc Đẩu sẽ được cung cấp cho các nước nằm trong sáng kiến Một vành đai, Một con đường.

Mô hình hệ thống Bắc Đẩu- Ảnh: Global Times

Hệ thống NAVIC không thể sánh được với Bắc Đẩu, chỉ có 7 vệ tinh và được sử dụng tại khu vực. Dự kiến NAVlC sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

Ấn Độ đang bắt kịp

Tuy Trung Quốc đang chiếm ưu thế, nhưng dự kiến Ấn Độ sẽ đuổi kịp mà trước hết là trong phát triển hệ thống thiết bị đẩy.

Một quan chức ISRO cho biết: “Trong thời gian tới Ấn Độ sẽ bắt kịp bằng chương trình phát triển hệ thống tên lửa đẩy vệ tinh GSLV và hệ thống đẩy có thể tái sử dụng. Năng lực của Ấn Độ sẽ ngang bằng hay thậm chí vượt qua Trung Quốc về mặt chất lượng công nghệ chứ không phải về số lượng vệ tinh”.

Lợi thế lớn nhất của New Delhi chính là khả năng thực hiện các vụ phóng “một cách đáng tin cậy với giá cả hợp lý”.

Trong tháng 2, nước này phóng thành công 104 vệ tinh chỉ với 1 tên lửa đẩy. Kỉ lục này được Trung Quốc đánh giá là “hồi chuông cảnh tỉnh”, buộc nước này phải tìm cách giảm chi phí phóng vệ tinh.

Tên lửa đẩy GSLV-Mk3 có thể đưa vật thể có trọng lượng lên đến 4 tấn lên Quỹ đạo chuyển đổi địa tĩnh (GTO) cũng vừa được Ấn Độ thử thành công vào tháng 6. Vụ thử này giúp mở ra hy vọng giảm chi phí cho các vụ phóng vệ tinh hạng nặng.

Ấn Độ phóng thành công 104 vệ tinh chỉ với 1 tên lửa đẩy - Ảnh: ISRO

Trong khi đó, CNSA là cơ quan của nhà nước, do đó các chương trình của tổ chức này bị xếp vào loại “đắt đỏ nhất thế giới”. Nếu muốn giảm chi phí, nước này phải có sự giúp đỡ từ phía tư nhân.

Nhà nghiên cứu Ramachandran nhận định cuộc cạnh tranh vệ tinh Trung- Ấn sẽ ngày càng gaygắt. Để vượt qua Trung Quốc, theo bà Ramachandran, thì Ấn Độ phải hợp tác với Mỹ.

Được Mỹ chuyển giao công nghệ sẽ giúp chương trình không gian Ấn Độ phát triển mạnh, đặc biệt là ápdụng trong quân sự. Tuy nhiên điều này sẽ khiến Trung Quốc tăng cường phát triển quân sự mạnh mẽ hơn nữa, theo bà Ramachandran.

Cẩm Bình (theo The News Lens)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục vũ trụ