Dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua dầu giá rẻ của Nga trong bối cảnh Moscow đang phải chịu các lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây.

Trung Quốc và Ấn Độ mua thêm dầu của Nga, hưởng lợi từ các chế tài của phương Tây

Hoàng Vũ | 09/06/2022, 12:55

Dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua dầu giá rẻ của Nga trong bối cảnh Moscow đang phải chịu các lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây.

Theo dữ liệu từ công ty theo dõi dữ liệu thị trường tài chính Refinitiv, Trung Quốc đã nhập 800.000 thùng xăng dầu mỗi ngày của Nga vào tháng trước. Ước tính khối lượng nhập khẩu đã tăng hơn 40% so với tháng 1.

Con số này cho thấy Trung Quốc đang cố gắng "săn đuổi" dầu thô giá rẻ của Nga. Trong khi đó, Ấn Độ nhập khẩu dầu Nga qua đường biển cũng tăng vọt từ 0 trong tháng 1 lên gần 700.000 thùng/ngày vào tháng 5.

Takayuki Nogami, nhà kinh tế trưởng tại Tập đoàn Dầu khí Nhật Bản cho biết: "Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm giảm số lượng người mua, đồng nghĩa với việc dầu thô của Nga có thể được mua với giá rẻ". 

Sau lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu vào Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra động thái tương tự vào tuần trước, ngay lập tức ngừng nhập khẩu đối với 2/3 lượng xăng dầu từ Nga. EU có kế hoạch dừng khoảng 90% lượng dầu mua từ Nga vào cuối năm nay. Nhiều công ty ở các nền kinh tế phương Tây cũng đang tránh mua dầu của Nga.

Dầu thô Urals của Nga, hầu hết được ràng buộc với thị trường châu Âu, hiện giao dịch quanh mức 90 USD (2.087.280 đồng)/thùng. Ngược lại, dầu thô Brent chuẩn quốc tế bán cao hơn khoảng 35 USD (811.720 đồng).

Dầu thô ESPO của Nga - chủ yếu xuất khẩu sang châu Á - có giá khoảng 94 USD (2.180.000 đồng)/thùng, thấp hơn khoảng 20 USD (463.840 đồng) so với dầu thô Dubai, vốn được coi là chuẩn mực của châu Á. Giá chỉ chênh lệch vài USD vào đầu năm.

Nhưng giá dầu thô Urals đã tăng khoảng 30% kể từ một năm trước đó. Giá dầu quốc tế tăng là một yếu tố, và việc nhập khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ đã tác động đến giá dầu của Nga trong bối cảnh phương Tây đang thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow do chiến tranh tại Ukraine

Cơ quan Năng lượng quốc tế cho biết doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu từ tháng 1 đến tháng 4 đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, than của Nga cũng được cho là hưởng lợi từ một động lực tương tự. Bất chấp lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây, giá dao động quanh mức 148 USD (3.432.416 đồng)/tấn vào cuối tháng 5, theo dữ liệu từ công ty về thông tin giá cả Argus Media, dựa trên đánh giá tại các cảng Baltic.

Mặc dù giá trị thấp hơn nhiều so với khoảng 330 USD (7.653.360 đồng)/tấn đối với than ICE Rotterdam kỳ hạn trong giai đoạn đó, nhưng giá than của Nga vẫn cao gấp đôi so với một năm trước đó. Ấn Độ, Trung Quốc và một số nhà nhập khẩu khác đã giúp nâng giá than Nga.

Mỹ và châu Âu đang thúc giục Trung Quốc và Ấn Độ kiềm chế mua dầu và than của Nga. Nhưng nguồn cung cấp giá rẻ của Nga mang lại một lợi thế kinh tế to lớn do giá năng lượng toàn cầu tăng cao.

Bộ Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Ấn Độ hồi tháng trước cho biết "năng lượng mua từ Nga vẫn rất nhỏ so với tổng mức tiêu thụ của Ấn Độ". Cơ quan này cảnh báo việc rút lại hàng nhập khẩu của Nga "sẽ dẫn đến biến động và bất ổn hơn nữa, làm tăng giá quốc tế".

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và Ấn Độ mua thêm dầu của Nga, hưởng lợi từ các chế tài của phương Tây