Trang National Interest viết: Trung Quốc "tự sướng" là thế lực hải quân thứ dữ, khi hải quân Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLAN) đã sở hữu khả năng tiếp liệu ngay trên biển (RAS), trong kế hoạch trở thành một thế lực hải quân tầm cỡ toàn cầu.  

Trung Quốc “tự sướng” là thế lực hải quân thứ dữ

Một Thế Giới | 27/08/2015, 15:35

Trang National Interest viết: Trung Quốc "tự sướng" là thế lực hải quân thứ dữ, khi hải quân Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLAN) đã sở hữu khả năng tiếp liệu ngay trên biển (RAS), trong kế hoạch trở thành một thế lực hải quân tầm cỡ toàn cầu.  

PLAN từ năm 1949 đến 1996 chỉ nhằm chặn Đài Loan chính thức độc lập khỏi TQ. Mục tiêu này không đòi hỏi hoạt động đường dài vốn cần đến khả năng RAS. Nay, lãnh đạo PLAN hiểu rõ vai trò cốt tử của khâu hậu cần của bất kỳ binh chủng nào, nên Trung Quốc "tự sướng" là thế lực hải quân thứ dữ:

Kế hoạch hiện đại hóa của PLAN có từ giữa thập niên 1990, nhưng mãi đến gần đây vẫn không tính đến RAS.

Trước đầu thế kỷ này, PLAN chỉ có một chiếc tàu dầu lớp Komandarm Fedko do Liên Xô đóng ở Ukraine năm 1989, có độ choán nước 37.000 tấn khiến nó lớn như nhiều tàu dầu Mỹ hiện hoạt động. Nó được PLAN sử dụng từ năm 1996 với cái tên  Qinghai-Hu. 
Chiếc này có 4 đầu bơm dầu, TQ tạo thêm một bãi đậu nhỏ và nhà chứa máy bay cho khoảng 8 trực thăng vận tải hoạt động. Nó chỉ có một động cơ diesel, tiếp liệu cho các tàu TQ chống hải tặc ở Vịnh Aden và gần đảo Guam.

Cùng với chiếc Qinghai-Hu, PLAN còn có 2 chiếc tàu dầu lớp Fuqing có khả năng hạn chế cho toàn hạm đội. Hai chiếc lớp Fuqing được PLAN sử dụng từ năm 1980, độ choán nước chỉ 21.000 tấn, 4 đầu tiếp nhiên liệu nhưng khả năng bơm hạn chế, cũng có bãi đậu nhỏ nhưng không có nhà chứa máy bay, nên hạn chế khả năng hoạt động của trực thăng.

Việc TQ thiếu chú trọng khả năng RAS (mãi cho đến  năm 2005) vì Bắc Kinh trong những năm 1980 đã đóng 4 chiếc lớp Fuqing, nhưng bán 1 chiếc cho Pakistan năm 1988, trong khi chuyển chiếc thứ tư qua dịch vụ thương mại.

Mãi đến năm 2005, PLAN mới đóng 2 chiếc Fuchi, là tàu RAS hiện đại đầu tiên của PLAN, được đưa vào hoạt động từ năm 2014. Điều này có nghĩa chương trình chống hải tặc của PLAN-triển khai đến Vịnh Aden và xa hơn-hoàn toàn lệ thuộc 2 chiếc lớp Fuchi vốn hoạt động xa bờ suốt 6 tháng mới trở về căn cứ. Chúng có độ choán nước 22.000 tấn, có nghĩa chúng cần được tiếp nhiên liệu từ tàu dầu.  

Năm 2015, PLAN có 7 tàu RAS có thể cho trực thăng hoạt động. Việc tăng số tàu RAS còn cho phép PLAN triển khai tàu sân bay trong 10 năm tới. Tàu sân bay luôn cần có tàu RAS đi cùng, chủ yếu là bơm xăng máy bay, tàu hộ vệ khu trục hạm.

PLAN đã tăng kinh nghiệm kể hoạt động xa bờ từ tháng 12.2009, khi nhóm chống hải tặc đầu tiên xuất bến đến Vịnh Aden. 7 năm qua, TQ đã có một hạm đội có thể phục vụ những toan tính của Bắc Kinh, gồm tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

TQ cũng muốn trở thành một thế lực thống trị Đông Á. Nên họ cần một lực lượng hải quân có thể làm đối trọng với Mỹ và đồng minh của Mỹ tại khu vực này. PLAN hoạt động xa bờ còn nhằm giúp TQ bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại mà nền kinh tế TQ phụ thuộc.

Hoạt động xa bờ của PLAN đã trở thành một thử thách chiến lược lớn nhất cho Mỹ trong hàng chục năm tới. Theo tình báo hải quân Mỹ, tàu chiến lớn nhất của TQ hiện là tàu sân bay Liêu Ninh do Ukraine đóng từ hàng chục năm trước, “có vấn đề” về chất lượng, như trong lần chạy thử hồi tháng 10.2014 đã bị mất điện.

Nhưng Liêu Ninh có thể chỉ là tàu sân bay giá bèo để PLAN tập sử dụng, trước khi TQ đóng và mua thêm tàu sân bay đắt tiền. Hiện có thông tin TQ tính đóng 3 tàu sân bay.

Khu trục hạm lớp Luyang II 052C mang tên lửa hành trình cũng được triển khai xa bờ, để Bắc Kinh thực hiện mưu độc chiếm Biển Đông và thống trị Thái Bình Dương.  

Ngoài ra, một kiểu khu trục hạm Ji nan mang tên lửa hành trình cũng trang bị nhiều loại vũ khí mới “made in China”. Nó có thể tự tấn công tàu nổi và tàu ngầm, hoặc phối hợp với các tàu chiến khác của PLAN. Nó cũng có khả năng cảnh báo sớm-phát hiện tầm xa cũng như phòng không khu vực.

Vĩnh Thụy (Theo National Interest)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc “tự sướng” là thế lực hải quân thứ dữ