Trung Quốc đã hoàn thành giàn khoan dầu Bluewhale 1, giàn khoan thăm dò lớn nhất thế giới và được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở Biển Đông.

Trung Quốc ra mắt giàn khoan thăm dò lớn nhất thế giới, đặc chế dùng ở Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 05/03/2017, 15:29

Trung Quốc đã hoàn thành giàn khoan dầu Bluewhale 1, giàn khoan thăm dò lớn nhất thế giới và được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở Biển Đông.

Theo South Morning China Post, giàn khoan Bluewhale 1 có tổng tải trọng 42.000 tấn là giàn khoan thăm dò lớn hơn, có khả năng khoan sâu hơn và khoan nhanh hơn trong vùng biển tranh chấp với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV ngày 4.3 đã giới thiệu về giàn khoan thăm dò lớn nhất và các khả năng khoan sâu nhất này.

Theo CCTV, giàn khoan Bluewhale 1 có tổng diện tích sàn tương đương với một sân bóng đá, có thể hoạt động ở vùng biển có đáy sâu tới 3658 mét và khoan sâu tới 15.240 mét vào võ trái đất.

Truyền thông Trung Quốc khẳng định giàn khoan thăm dò nước sâu nói trên được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại Biển Đông nơi dầu chưa được khai thác có thể nằm sâu dưới 3.000 mét.

CCTV cũng cho biết thêm giá thành của giàn khoan này là 700 triệu USD, tương đương với hai chiếc Airbus A380 jumbo và với tổng trọng lượng 42.000 tấn thì giàn khoan Bluewhale 1 cao như một tòa nhà 37 tầng trên mặt nước biển.

Theo nhà sản xuất CIMC Raffles tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông thì giàn khoan Bluewhale 1 có tốc độ hoạt động nhanh hơn khoảng 30% so với các giàn khoan thăm dò khác của Trung Quốc. Lý do của việc này là do giàn khoan Bluewhale 1 được sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài như của Siemens, Đức

Giàn khoan Bluewhale 1 không phải là giàn khoan dầu thương mại lớn nhất thế giới. Danh hiệu này thuộc về giàn khoan Sakhalin-1 của Nga với tổng trọng lượng lên tới 200.000 tấn.

CNPC chủ sở hữu của Bluewhale 1 cho biết giàn khoan khổng lồ này đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi chính thức đưa vào hoạt động từ tháng trước.

Việc Trung Quốc triển khai các giàn khoan dầu khổng lồ tới vùng biển tranh chấp thường gây quan ngại đối với các nước láng giềng. Hồi năm 2014, Trung Quốc đã khiến căng thẳng ở khu vựctăng cao khi đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam khoan thăm dò phi pháp.

Minh Phi (theo South Morning China Post)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ra mắt giàn khoan thăm dò lớn nhất thế giới, đặc chế dùng ở Biển Đông