Đây là thông tin được các doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra trong đợt khảo sát thị trường gạo tại các tỉnh phía nam trong những ngày gần đây.

Trung Quốc muốn đưa gạo Việt vào siêu thị bán

tuyetnhung | 17/08/2018, 18:05

Đây là thông tin được các doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra trong đợt khảo sát thị trường gạo tại các tỉnh phía nam trong những ngày gần đây.

Theo đó, đoàn doanh nghiệp Trung Quốc gồm 15 doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu lương thực đến từ các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Phúc Kiến và đại diện Hiệp hội Lương thực Trung Quốc đã đến làm việc tại Cần Thơ và Kiên Giang từ ngày 7 đến ngày 10.8.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao về cơ sở sản xuất, chế biến gạo của Việt Nam. Đặc biệt phía Trung Quốc mong muốn tiếp tục hợp tác thương mại gạo với Việt Nam, đặc biệt hợp tác trong lĩnh vực phân phối hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Đông.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo số 1 của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm2017, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 2,29 triệu tấn, trị giá đạt 1,03 tỉUSD, tăng 31,6% về số lượng, tăng 32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

"Mặc dù là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam nhưng xuất khẩu gạo vào thị trường này còn nhiều khó khăn và thách thức. Việc mời doanh nghiệp nhập khẩu lương thực của Trung Quốc sang giao dịch, kết nối mua hàng là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu, trao đổi và thảo luận về nhu cầu, thị hiếu, chủng loại, chất lượng và giá cả sản phẩm", Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 30% thị phần. Cụ thể, Trung Quốc nhập 844.100 tấn gạo từ Việt Nam, trị giá 449,4 triệu USD. Trung Quốc đã thay đổi chính sách nhập khẩu từ năm 2017. Theo đó, chỉ có 22 doanh nghiệp trong tổng số hơn 150 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo của Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sau khi thanh tra thực tế tại Việt Nam. Đến đầu năm 2018, có 3/22 doanh nghiệp trên bị Trung Quốc rút giấy phép do vi phạm quy định của họ về kiểm dịch thực vật.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Cần huy động nguồn lực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân để làm điện hạt nhân
Các ĐBQH đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, tiến độ dự án, tiến tới làm chủ công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nghiên cứu khoa học cần có chính sách đột phá
1 giờ trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn đưa gạo Việt vào siêu thị bán