Thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) vừa thông báo ghi nhận 1 ca nhiễm COVID-19 là nhân viên xét nghiệm của bệnh viện, đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa bệnh này.

Trung Quốc có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng là người đã tiêm vắc xin

Cẩm Bình | 20/03/2021, 15:35

Thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) vừa thông báo ghi nhận 1 ca nhiễm COVID-19 là nhân viên xét nghiệm của bệnh viện, đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa bệnh này.

Đây là ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên của Trung Quốc từ ngày 14.2 đến nay. Bệnh nhân họ Lưu, làm việc trong khu cách ly bệnh viện số 8 trên địa bàn TP.Tây An với nhiệm vụ thu thập mẫu bệnh phẩm.

Do thuộc đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 nên ông Lưu đã được chủng ngừa 2 ngừa vắc xin (do Trung Quốc tự sản xuất) vào cuối tháng 1, đầu tháng 2. Nhóm chuyên gia phòng dịch của tỉnh Thiểm Tây bước đầu xác định bệnh nhân có thể vô tình tiếp xúc mầm bệnh trong khu cách ly.

ec-china-20032021.jpg
Dữ liệu vắc xin Trung Quốc không rõ ràng - Ảnh: Reuters

Về việc đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh, nhà dịch tễ học Tăng Quang từng làm việc cho biết mức độ bảo vệ của vắc xin không phải 100% và người được tiêm chỉ “an toàn tương đối” chứ không tuyệt đối, hơn nữa khu cách ly là nơi có nguy cơ cao. Người dân không nên vì ca nhiễm mới mà nghi ngờ vắc xin nội địa.

33 người làm việc cùng Lưu đã cho kết quả xét nghiệm âm tính. Tất cả đang được cách ly.

Không rõ Lưu được tiêm loại vắc xin nội địa nào. Trung Quốc cấp phép sử dụng rộng rãi cho 4 loại vắc xin sản xuất bởi đơn vị trong nước, mới đây nhất là sản phẩm do hãng dược Trí Phi Long Khoa Mã (An Huy) hợp tác nghiên cứu và sản xuất với Viện Khoa học Trung Quốc.

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng là người đã tiêm vắc xin