Theo các nguồn tin quân sự, hai máy bay quân sự Su-30 của Trung Quốc đã tiến hành bay áp sát, chặn máy bay do thám của Mỹ trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc cho máy bay Su-30 áp sát máy bay do thám Mỹ

Hà Ngọc Bách | 19/05/2017, 17:36

Theo các nguồn tin quân sự, hai máy bay quân sự Su-30 của Trung Quốc đã tiến hành bay áp sát, chặn máy bay do thám của Mỹ trên biển Hoa Đông.

Phát ngôn viên không quân Mỹ Lori Hodge, một chiếc máy bay do thám Boeing WC-135 Constant Phoenix còn có biệt danh "đánh hơi hạt nhân" đã bị máy bay chiến đấuphản lực Su-30 của Trung Quốc chặn trong một cuộc tuần tra trên biển Hoa Đông. Bà Hodge nói thêm là chiếc máy bay Boeing WC-135 Constant Phoenix khi bị Trung Quốc chặn lại đang thực hiện nhiệm vụ thường niên tại khu vực Đông Bắc Á là theo dõi mức độ bức xạ hạt nhân trong khu vực.

Boeing WC-135 Constant Phoenix từng nhiều lần được Mỹ sử dụng để thu thập các bằng chứng về những vụ thử hạt nhân bí mật của Triều Tiên. Chiếc máy bay do thám này có khả năng "ngửi" được những dãi bức xạ hạt nhân dù là nhỏ nhất.

Mỹ cửBoeing WC-135 Constant Phoenix đến khu vực Đông Bắc Á trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao và Bình Nhưỡng có khả năng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 bất cứ lúc nào.

Theo không quân Mỹ, vụ việc xảy ra hôm 17.5 và hai chiếc máy bay quân sự Trung Quốc áp sát, chỉ cách chiếc Boeing WC-135 Constant Phoenix khoảng 45 mét. Một chiếc máy bay Su-30 của Trung Quốc thậm chí còn cố tình bay ngay phía trên chiếc máy bay do thám của Mỹ.

"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc, các báo cáo ban đầu từ phi hành đoàn Mỹ cho thấy vụ chặn máy bay này là một hành động không chuyên nghiệp. Vấn đề này đang được giải quyết với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự thích hợp", Trung tá Hodge nói với CNN.

Đây là vụ đụng độ thứ 2 của máy bay chiến đấu Trung Quốc và Mỹ ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc trong năm nay. Hồi tháng 2, một chiếc máy bay do thám Mỹ đã bị một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc "theo đuôi" khi đang hoạt động trên Biển Đông.Vào thời điểm đó, các quan chức Mỹ cũng tuyên bố vụ chạm mặt giữa không quân hai nước là "không an toàn".

Hồi năm 2001, một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc đã va chạm với máy bay do thám của Mỹ gần đảo Hải Nam, khi đó Washington đã trả đũa bằng cách cắt đứt quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Biển Hoa Đông là vùng biển tranh chấp lãnh thổ chủ yếu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều năm qua. Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố vùng biển từ bờ biển của họ ra xa 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế theo đúng tinh thần Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Tuy nhiên, khoảng cách từ Nhật Bản tới Trung Quốc trên Biển Hoa Đông chỉ cách nhau 360 hải lý vì vậy tuyên bố chủ quyền của Tokyo và Bắc Kinh chồng lấn lên nhau.

Ái Vi (theo Independent)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cho máy bay Su-30 áp sát máy bay do thám Mỹ