Bắc Kinh đã cảnh báo Tokyo không nên quan hệ gần gũi hơn với Đài Bắc sau khi có tín hiệu cho thấy Chính phủ của tân Thủ tướng Nhật - Yoshihide Suga có thể mở cuộc cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên với Đài Loan sau nhiều thập kỷ.

Trung Quốc cảnh báo Nhật chớ nên quan hệ gần gũi với Đài Loan sau thông tin sốc

20/09/2020, 13:30

Bắc Kinh đã cảnh báo Tokyo không nên quan hệ gần gũi hơn với Đài Bắc sau khi có tín hiệu cho thấy Chính phủ của tân Thủ tướng Nhật - Yoshihide Suga có thể mở cuộc cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên với Đài Loan sau nhiều thập kỷ.

Cựu Thủ tướng Nhật Yoshiro Mori gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc hôm 18.9 - ảnh: AP

Trong chuyến thăm Đài Loan hôm 18.9, ông Yoshiro Mori (cựu Thủ tướng Nhật) nói rằng tân Thủ tướng Yoshihide Suga muốn được nói chuyện với nhà lãnh đạo Thái Anh Văn qua điện thoại và mở cuộc đàm phán đôi bên.

Nếu điều nảy xảy ra, đây sẽ là cuộc gọi điện thoại ngoại giao đầu tiên giữa lãnh đạo Nhật Bản và Đài Loan sau 48 năm, theo trang Taiwan News.

Theo tờ The Japan Times, đáp lại thông điệp của ông Yoshiro Mori, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cho biết đã yêu cầu Tokyo làm rõ lập trường của mình về vấn đề này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Uông Văn Bân cho biết trên trang web của Bộ này rằng phía Nhật Bản đã “phản hồi rõ ràng rằng những gì đã được báo cáo sẽ không bao giờ xảy ra”.

Đến thăm Đài Loan để dự lễ tưởng niệm cựu lãnh đạo Lý Đăng Huy (qua đời hôm 30.7.2020 ở tuổi 97), ông Yoshiro Mori nói với bà Thái Anh Văn trong cuộc họp trên truyền hình tại Văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan ở Đài Bắc hôm 18.9 rằng, Thủ tướng Suga đã gọi cho ông một ngày trước đó để chuyển lời chào, đồng thời cho biết rằng nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ mở cuộc hội đàm.

“Nếu có cơ hội, Suga muốn nói chuyện qua điện thoại”, Yoshiro Mori nói với bà Thái Anh Văn.

Chưa rõ ông Mori nói thay cho chính quyền Suga hay mắc sai sót, nhưng một cuộc gọi như vậy nếu trở thành sự thật sẽ là cuộc phán đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Nhật với Đài Loan kể từ khi quan hệ ngoại giao hai bên bị cắt đứt vào năm 1972 và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.

Phản ứng nhanh chóng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ ra rằng Bắc Kinh ngày càng lo lắng rằng Tokyo có thể phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Đài Bắc vì đồng minh hàng đầu của Nhật là Mỹ cũng đang củng cố mối quan hệ với Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời và đã thề một ngày nào đó sẽ “thống nhất” hòn đảo này, thậm chí bằng vũ lực nếu cần.

Bắc Kinh thường xuyên nhắm mục tiêu vào bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân tiến ủng hộ độc lập, người bác bỏ quan điểm rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Đài Loan đã kêu gọi một liên minh các nền dân chủ “cùng chí hướng” để chống lại các hành động gây hấn và bảo vệ tự do, ám chỉ các hành động của Trung Quốc ở vùng biển Đông, biển Hoa Đông cũng như eo biển Đài Loan là mối đe dọa lớn với sự ổn định của khu vực.

Cựu Thủ tướng Yoshiro Mori (dưới) ngồi cạnh ông Keith Krach tại lễ tưởng niệm cựu lãnh đạo Lý Đăng Huy hôm 19.19 - ảnh: AP

Tokyo đã làm việc để cân bằng lợi ích kinh tế và mối quan tâm an ninh với Bắc Kinh, dù chính sách này đang gặp nhiều căng thẳng, gồm cả trong đảng Dân chủ Tự do của chính ông Suga.

Thủ tướng Suga đã tuyên bố sẽ nỗ lực hướng tới sự ổn định và liên tục trong chính quyền nhưng cũng từng chỉ trích ít nhất một nhà lập pháp ủng hộ Đài Loan trong nội các của mình. Đó là Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, em trai của cựu Thủ tướng Shinzo Abe.

Ông Nobuo Kishi đã gặp bà Thái Anh Văn trong chuyến thăm Đài Loan vào tháng 1.2020. Không những thế, Nobuo Kishi từng sắp xếp một cuộc gặp giữa bà Thái Anh Văn, khi đó là thủ lĩnh của phe đối lập, với anh trai mình tại tỉnh Yamaguchi (quê hương ông này) vào năm 2015.

Hôm 19.9, ông Mori đã tham dự lễ tưởng niệm cựu lãnh đạo Lý Đăng Huy tại một trường đại học gần Đài Bắc, ngồi cạnh Keith Krach - Thứ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế Mỹ.

Ông Keith Krach đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan cùng ngày 19.9. Đây là quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1979.

Chỉ có các nhóm từ Nhật Bản và Nhật được mời làm khách nước ngoài cho sự kiện này, theo truyền thông địa phương.

Phản ứng với chuyến thăm Đài Loan 3 ngày của ông Keith Krach và các cuộc gặp cấp cao Mỹ-Đài Loan, Trung Quốc đã huy động tổng cộng 19 máy bay chiến đấu, ném bom và giám sát qua đường trung tuyến phân chia eo biển Đài Loan.

Các máy bay chiến đấu đã vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Vì lẽ đó, Đài Bắc phải điều máy bay chiến đấu để đáp trả.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của ông Keith Krach. Tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 18.9 gọi cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là “diễn tập về việc tiếp quản Đài Loan”.

Cuối ngày 19.9, biên tập viên Hu Xin của Thời báo Hoàn Cầu viết trong bài xã luận rằng Bắc Kinh có thể đáp trả các động thái của Washington bằng vũ lực.

“Nếu Mỹ và Đài Loan tiếp tục thông đồng để tách hòn đảo khỏi Trung Quốc, chúng tôi tin rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đủ kiên quyết để phóng tên lửa hành trình qua hòn đảo, đưa máy bay chiến đấu lên phía trên hòn đảo để tuyên bố chủ quyền và thực hiện các cuộc tập trận quân sự ở đó. Kết quả là một công trình quân sự mới sẽ được hình thành ở eo biển Đài Loan”, Hu Xin viết.

Hôm 16.9, Reuters đưa tin Mỹ có kế hoạch bán đến 7 hệ thống vũ khí quan trọng cho Đài Loan, trong đó có mìn sát thương, tên lửa hành trình và máy bay không người lái, khi chính quyền Trump gia tăng áp lực lên Trung Quốc.

Mong muốn mua vũ khí của Đài Loan tăng lên sau khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tái đắc cử vào đầu năm nay, khiến việc tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này trở thành ưu tiên hàng đầu.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cảnh báo Nhật chớ nên quan hệ gần gũi với Đài Loan sau thông tin sốc