Để hoàn thành mục tiêu năm 2022 “100% người dân ở độ tuổi trưởng thành sử dụng smartphone”, Bộ TT-TT đòi hỏi cần có giải pháp cụ thể.

Triển khai nhiều giải pháp để 100% người dân ở độ tuổi trưởng thành sử dụng smartphone

Thu Anh | 16/04/2022, 09:36

Để hoàn thành mục tiêu năm 2022 “100% người dân ở độ tuổi trưởng thành sử dụng smartphone”, Bộ TT-TT đòi hỏi cần có giải pháp cụ thể.

Theo Bộ TT-TT, trong quý 1/2022, số thuê bao băng rộng cố định là 20 triệu thuê bao, tăng 12,18% so với cùng kỳ năm trước.

Số thuê bao băng rộng cố định là hộ gia đình đạt 18,97 triệu, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước (tăng 2,4 triệu thuê bao) chiếm 69,65% hộ gia đình. Cục Viễn thông đánh giá với tốc độ tăng như hiện nay thì đến cuối năm sẽ đạt được mục tiêu 80% hộ gia đình có 1 đường cáp quang.

Số thuê bao điện thoại smartphone đạt 92,5 triệu (chiếm 74,6% số thuê bao điện thoại di động), tăng 1,03% so với cùng kỳ năm trước. Số người sử dụng smartphone từ 15 tuổi là 59,65 triệu; đạt tỷ lệ 88 % tổng số người sử dụng điện thoại từ 15 tuổi trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2022 “100% người dân ở độ tuổi trưởng thành sử dụng smartphone”, Bộ TT-TT cho biết cần có giải pháp cụ thể, bao gồm triển khai chương trình smartphone giá rẻ, chọn smartphone giá rẻ; hỗ trợ giá máy; kết hợp các gói cước chuyển đổi; tặng dữ liệu khi thuê bao chuyển đổi, hỗ trợ trả góp.

Xây dựng từ 1 - 3 ứng dụng thiết yếu (Killer Application) để người dân thấy được lợi ích từ việc sử dụng điện thoại thông minh. Tuyên truyền qua tổ công nghệ số cộng đồng.

Triển khai giám sát các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc thực hiện Thông tư 43/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 1.7.2021, yêu cầu các thiết bị đầu cuối di động nhập khẩu, sản xuất để lưu thông trên thị trường Việt Nam phải hỗ trợ 4G trở lên.

Ngoài ra, cần thúc đẩy chuyển đổi VoLTE thay thế thoại truyền thống. Đề xuất nội dung hỗ trợ smartphone từ các chương trình giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Bộ TT-TT và các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các kênh của doanh nghiệp, thông qua tổ công nghệ số cộng đồng.

se-dat-muc-tieu-80-ho-gia-dinh-co-1-duong-cap-quang-vao-cuoi-nam-2022.jpg
Ảnh: Internet

Đưa tên miền “.vn” và các dịch vụ số đến với người dân

Liên quan công tác quản lý, phát triển tên miền “.vn”, theo Bộ TT-TT, trong quý 1/2022, tên miền đăng ký mới đạt 29.494 tên miền, tăng 3,72% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số tên miền xử lý vi phạm (tạm ngừng, thu hồi, giữ nguyên hiện trạng) có 9 tên miền.

Tổng số yêu cầu cung cấp thông tin là 239 tên miền, tăng 91,2% so với năm 2021 (tổng số yêu cầu cung cấp thông tin cùng kỳ năm ngoái là 125 tên miền). Trong đó, các vi phạm tập trung chủ yếu ở tên miền quốc tế chiếm 94%; tên miền “.vn” chiếm 6% so với tổng các yêu cầu.

Theo đó, Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC cũng hỗ trợ Cục An toàn thông tin, cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin địa chỉ IP của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Việt Nam để theo dõi, đánh giá và thực hiện biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm thông tin trên mạng internet.

Để tăng cường công tác quản lý việc đăng ký sử dụng tên miền, hạn chế các hành vi vi phạm, đảm bảo thông tin trên mạng, cũng như góp phần làm sạch không gian trên môi trường mạng, VNNIC đã đề xuất nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 18.1.2022 của Bộ TT-TT kế hoạch thực hiện rà soát tên miền thương mại điện tử, ngân hàng. Kế hoạch chi tiết đã được bộ trưởng duyệt và đang tiến hành triển khai rà soát.

Cụ thể, VNNIC đã hợp tác với Sở TT-TT Bà Rịa-Vũng Tàu khai trương điểm đăng ký tên miền “.vn”, thúc đẩy phát triển tên miền “.vn”, đưa tên miền “.vn” và các dịch vụ số đến với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

Cùng với đó, VNNIC cũng thúc đẩy triển khai công nghệ ký số tài nguyên internet (RPKI), kiểm tra định tuyến, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai ROA/RPKI cho ISP lớn, như Tập đoàn VNPT, FPT Telecom, MTT, QTSC… Hướng dẫn, hỗ trợ hơn 60 đơn vị dùng, đăng ký địa chỉ IP của VNNIC (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) triển khai bản ghi ký số ROA…

Trong quý 2/2022, Bộ TT-TT đề nghị các đơn vị trong lĩnh vực viễn thông tập trung duy trì quản lý sim mới phát sinh sau thời điểm 31.3.2022, đảm bảo sim đúng thông tin thuê bao theo quy định. Tiếp tục triển khai phủ sóng di động tại các thôn/bản lõm sóng nằm trong Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến 2025.

Ngoài ra, cần đề xuất các giải pháp tắt sóng công nghệ cũ, phổ cập smartphone; thúc đẩy việc phát triển dịch vụ Mobile money, thử nghiệm dịch vụ 5G…

Bài liên quan
Từ ngày mai, 60 triệu thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số
Bắt đầu 0h ngày 15.9, tức sáng sớm ngày mai, các nhà mạng sẽ thực hiện việc chuyển đầu số từ 11 số về 10 số đúng theo kế hoạch của Bộ Thông tin & Truyền thông. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất và sẵn sàng để chuyển đổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai nhiều giải pháp để 100% người dân ở độ tuổi trưởng thành sử dụng smartphone