Vở diễn "Trái tim oan khuất" là sự tỏa sáng của nhiều diễn viên, và phía sau câu chuyện ma mị, rùng rợn là một cảm xúc đẹp về tình mẫu tử.

‘Trái tim oan khuất’: Phía sau câu chuyện rùng rợn là một cảm xúc đẹp về tình mẫu tử

Nguyễn Huy | 18/12/2022, 11:46

Vở diễn "Trái tim oan khuất" là sự tỏa sáng của nhiều diễn viên, và phía sau câu chuyện ma mị, rùng rợn là một cảm xúc đẹp về tình mẫu tử.

Qua nhiều năm hoạt động, sân khấu Hoàng Thái Thanh tạo ấn tượng sâu đậm với phong cách kịch tâm lý xã hội đi sâu vào khắc khoải của tình yêu lứa đôi, thân phận con người. Đâu đó, sân khấu này có lướt nhẹ qua thể loại kịch mang yếu tố ma mị như Con ma nhà họ Hứa, Bàn tay của trời. Vào mùa tết 2023 này, lần đầu tiên với Trái tim oan khuất, sân khấu này khai thác đậm màu sắc tâm linh rùng rợn chuyện hồn ma với nhiều tình huống khiến khán giả phải hồi hộp, cuốn vào diễn tiến từ đầu đến cuối.

Bối cảnh câu chuyện diễn ra tại Phan Rang vào trước năm 1975. Ông Lạc (NSƯT Thành Hội thủ vai) là một doanh nhân thành đạt nhưng cưới hai vợ về ở chung nhà. Bi kịch bắt đầu từ đây, vì hai người vợ xảy ra ghen tuông, và ông Lạc thì nghiêng về vợ nhỏ, đánh đập vợ lớn tàn nhẫn.

Vào một đêm mưa gió bão bùng hai người vợ đã xảy ra cãi vã, và người vợ lớn đột nhiên mất tích để lại cho con trai 6 tuổi sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng. Nhiều năm sau, khi đứa con trai mất mẹ lớn lên, thì qua một tình huống ngẫu nhiên, anh ta lần tìm được tông tích câu chuyện thông qua một bức tượng bị yếm bùa ngải. Hành trình tìm kiếm này có sự xuất hiện đầy bí hiểm của các thầy bùa, hồn ma, và ngay cả ánh mắt và dáng dấp cam chịu, đầy khó hiểu của Vú Liên, người đã chứng kiến tất cả bi kịch xảy ra trong nhà.

319577855_861868154854489_8073271853486054721_n.jpg
Công Danh (trái) trở lại sân khấu bằng một vai diễn đứa con bị mất mẹ

Cái hay trong Trái tim oan khuất là dù không chuyên thể loại kịch kinh dị, tâm linh nhưng tác giả và đạo diễn đã cài đặt nhiều tình tiết câu chuyện chồng chéo, với những tình huống khiến suy đoán của khán giả bị đánh lạc hướng. Người xem hồi hộp dõi theo những sân hận và cảnh tượng đầy sợ hãi, nhưng cảnh cuối cùng đọng lại là cảm xúc đẹp đầy tính nhân văn của tình mẫu tử. Khoảnh khắc này đã khiến nhiều khán giả rơi lệ.

Về diễn xuất của diễn viên, đây là vở diễn đầu tiên tại Hoàng Thái Thanh mà hầu như tất cả các vai diễn đều hơn mức bình thường, với sự dẫn dắt của hai nghệ sĩ gạo cội là NSƯT Thành Hội và Ái Như.

Nói về diễn viên, đầu tiên phải được nhắc đến chính là Công Danh trong vai Hoàng, đứa con bị mất mẹ. Công Danh trưởng thành từ lò Hoàng Thái Thanh nhưng vắng mặt tại đây khá lâu. Bây giờ anh trở lại với một nhân dáng không còn đẹp như trước, thế nhưng, vai Hoàng có thể là vai diễn sân khấu ấn tượng nhất của Danh từ trước đến nay. Công Danh với những giọt nước mắt bên cạnh hình ảnh người mẹ, và sự giận dữ trong cảnh đối thoại với người cha về đạo đức người chồng, đã chạm sâu vào cảm xúc người xem.

319577144_475122008097229_6418224135520088141_n.jpg
Khánh Vân có một vai diễn đầy ấn tượng sau nhiều năm đứng trên sân khấu
319847358_869546100850281_7385896931691620241_n.jpg
Hoài Thương đã tỏa sáng ở những khoảnh khắc sau cùng của vở diễn

Hoài Thương trong vai Minh đã có nhiều năm trong nghề nhưng chưa để lại ấn tượng rõ nét. Trong Trái tim oan khuất, suốt 2/3 vở diễn, Thương cũng ở mức tròn vai diễn qua các tình huống không thử thách về kỹ năng diễn xuất. Nhưng vào gần cuối, Thương đã tỏa sáng bằng các cảnh diễn khó về tâm lý. Nhờ thế, Thương đã có một vai diễn đột phá.

Khánh Vân cũng là trường hợp tương tự. Nhiều năm đứng trên sân khấu, nhưng Vân chủ yếu ở những vai diễn kiểu hỗ trợ vai chính. Đến vai Vú Liên, dù đây là vai diễn ít thoại khác với vẻ trẻ trung, ồn ào thường thấy, Khánh Vân đã khiến khán giả sờ sợ qua dáng đi, nét mặt và ánh mắt vô cùng bí hiểm. Huỳnh Thiện Trung thường được giao vai hài hoạt náo. Lần này, Trung đã có một nét diễn khá ấn tượng đầy công phu qua vai Pháp sư chín chuối.

Tất cả các vai diễn của các diễn viên còn lại đều có cảm xúc hỗ trợ tích cực vào thành công của vở diễn mang màu sắc mới của Hoàng Thái Thanh.

319116717_499744468919224_7746812367485930816_n.jpg
Ngoài vai Phụng, nghệ sĩ Ái Như cũng hóa thân vào vai thầy pháp bí hiểm

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những nhân tố trẻ ở sau sân khấu góp sức vào vở diễn.

Lần này, ở phần tác giả kịch bản xuất hiện một cái tên rất lạ là Huỳnh Trúc Anh. Đây là tên chung của ba tác giả Huỳnh Công Hiển – Hồng Trúc - Lê Anh. Cả ba đều là những người mới ngoài tuổi 20 nhưng đã có thể kết hợp tạo nên một câu chuyện hay cần trải nghiệm cuộc đời. Trong đó, Huỳnh Công Hiển còn tham gia cả vai trò phó đạo diễn, mà cụ thể anh cùng với NSƯT Thành Hội và Ái Như xây dựng các tình huống kịch và hướng dẫn các diễn viên trẻ cách diễn xuất cho phù hợp. Hiển cũng chính là người quản lý và điều hành chiến lược của sân khấu với mục tiêu trẻ hóa các vở diễn đưa sân khấu đến gần khán giả trẻ.

Trái tim oan khuất diễn chính thức suất đầu tiên ngày 1.1.2023 và diễn suốt mùa Tết âm lịch 2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Trái tim oan khuất’: Phía sau câu chuyện rùng rợn là một cảm xúc đẹp về tình mẫu tử