Đối tượng tiêm vắc xin lần này là người 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19.

TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4

P.V | 16/05/2022, 18:20

Đối tượng tiêm vắc xin lần này là người 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19.

tiem-vac-xin.jpg
TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4

Chiều 16.5, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký ban hành văn bản khẩn kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại TP.

Theo kế hoạch, đối tượng tiêm gồm: Người 50 tuổi trở lên (dự kiến số lượng hơn 1,8 triệu người; danh sách do UBND các quận, huyện TP.Thủ Đức cập nhật đến ngày 13.5); người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp).

Loại vắc xin được sử dụng là mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất), vắc xin do AstraZeneca sản xuất, vắc xin cùng loại với mũi 3. Tiêm sau ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi 3. Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì hoãn tiêm 3 tháng kể từ ngày mắc.

Hình thức tiêm sẽ được tổ chức tại 3 nơi gồm: tại bệnh viện, cơ sở tiêm chủng đối với người lao động đang làm việc hoặc người đang điều trị nội trú tại đơn vị (kể cả người có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác đang điều trị); tại điểm tiêm lưu động và tại nhà đối với các trường hợp di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển đến các điểm tiêm.

Thời gian tiêm chủng bắt đầu ngay khi Bộ Y tế cung ứng vắc xin, theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

UBND TP yêu cầu tổ chức các hình thức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng chống dịch. Ngoài ra, tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng đáp ứng nhu cầu người dân, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và đơn vị tiêm chủng như điểm tiêm tại cơ sở y tế, điểm tiêm/xe tiêm lưu động trong cộng đồng, đội tiêm tại nhà cho người không thể đến điểm tiêm.

Tất cả điểm tiêm chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị cấp cứu. Bố trí mạng lưới cấp cứu ngoại viện và xe cấp cứu của các bệnh viện trực tại vị trí thuận tiện để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm khi có tình huống phát sinh.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4