Ngày 22.8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng ký ban hành văn bản số 2798/KH-UBND về kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hóa trong giai đoạn TP.HCM thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

TP.HCM làm cách nào để đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian giãn cách ?

Tú Viên | 22/08/2021, 18:26

Ngày 22.8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng ký ban hành văn bản số 2798/KH-UBND về kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hóa trong giai đoạn TP.HCM thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, trong thời gian TP.HCM thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 23.8 – 6.9, TP dự kiến phải cung cấp hàng thiết yếu cho 9,4 triệu dân. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 ngày dự kiến 10.964 tấn gồm gạo, lương thực chế biến khô, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, muối, nước chấm, dầu ăn...

Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 tuần là 76.747 tấn. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 15 ngày là 164.460 tấn. Ngoài ra, nhu cầu nước uống 19 triệu lít/ngày, khẩu trang 628.969 cái/ngày, nước sát khuẩn loại 0,5 lít là 239.596 chai/ngày.

Do đó, để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy, UBND TP.HCM đã lên kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu đến với người dân trong thời thực hiện giãn cách nghiêm ngặt.

UBND TP.HCM cho biết, trong quá trình làm việc giữa các địa phương với các đơn vị cung ứng hàng hóa trên địa bàn, nếu có thiếu hụt nguồn cung, Sở Công thương TP hỗ trợ bổ sung và tổ chức điều phối các chuyến xe bán hàng lưu động, “siêu thị mini di động" để bổ trợ thêm kênh phân phối.

Đối với người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, trên cơ sở rà soát các đối tượng khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức phối hợp với Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng, tổ chức cấp phát các túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

luu-dong.jpeg

Mô hình bán hàng lưu động được một doanh nghiệp triển khai ở TP.HCM ngày 20.8-Ảnh: NLĐO

UBND TP.HCM cũng đề nghị Cơ quan thường trực Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19  (đặt tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP) chủ động phối hợp UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức trong công tác điều phối, hỗ trợ các túi an sinh miễn phí đến đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM cần triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, thu mua, dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn khẩn cấp phòng chống dịch.

Đồng thời, UBND TP.HCM vận động các doanh nghiệp hội viên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường dự trữ hàng hóa, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cung ứng cho người dân trong thời.

Đối với hội ngành nghề trên địa bàn TP, rà soát, đánh giá năng lực cung ứng của các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm trên địa bàn, tổ chức kết nối với các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài đủ năng lực, đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa thiết yếu bổ sung kịp thời nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân.

Các hệ thống phân phối chủ lực trên địa bàn (Co.op, Satra, Big C, Lotte, Vinmart, Bách Hóa Xanh...) chủ động phối hợp UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, thống kê nhu cầu của người dân để tổ chức phân phối hàng hóa thực phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng thực tế và tình hình kiểm soát dịch bệnh.

Đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua nhằm tăng lượng hàng hóa tối đa dự trữ thường xuyên tại địa điểm kinh doanh, kho chứa hàng. Ưu tiên các giải pháp bán hàng trực tuyến, bán hàng đăng ký trước và bán theo giỏ hàng (combo); có phương án bổ sung nguồn hàng đầy đủ, kịp thời, không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn nguồn cung hàng hóa.

Chủ động phối hợp Tổ hậu cần từng phường, xã, thị trấn để nắm bắt thông tin số lượng, chủng loại giỏ hàng, lượng hàng của từng khu vực để điều phối, chuẩn bị gia hàng hóa kịp thời để cung ứng cho người dân.

Bài liên quan
TP.HCM dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ sau sáp nhập phường
Theo thống kê, trong số 3.137 cán bộ công chức, viên chức tại các địa bàn được sắp xếp sẽ chỉ còn 2.115 người được giữ lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM làm cách nào để đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian giãn cách ?