Thời gian qua, cứ vào mùa mưa, TP.HCM lại xuất hiện nhiều vụ tai nạn do cây xanh bật gốc, gãy đổ gây chết người, thiệt hại về tài sản, nhưng TP lại chưa thể nào "chẩn đoán” chính xác những cây nào có nguy cơ ngã đổ.

TP.HCM: Giải pháp nào để xử lý cây xanh có nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa?

Hồ Quang | 05/06/2022, 13:46

Thời gian qua, cứ vào mùa mưa, TP.HCM lại xuất hiện nhiều vụ tai nạn do cây xanh bật gốc, gãy đổ gây chết người, thiệt hại về tài sản, nhưng TP lại chưa thể nào "chẩn đoán” chính xác những cây nào có nguy cơ ngã đổ.

Thành phố đang bước vào mùa mưa, ngoài việc lo lắng về tình trạng ngập lụt, TP còn đối diện với nguy cơ cây xanh gãy đổ, bật gốc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Tình trạng cây xanh bật gốc ngã đổ, nhất là vào mùa mưa luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. Đã có nhiều trường hợp cây xanh ngã đổ đè trúng người đi đường khiến người bị thương, thậm chí tử vong, phương tiện giao thông hư hỏng nặng.

tphcm-bai-toan-nao-de-xu-ly-cay-xanh-gay0do-vao-mua-mua-hinh-anh(2).png
Một cây xanh bật gốc gãy đổ trên đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đè chết một người đàn ông - Ảnh: PV

Còn nhớ, một sự việc đáng tiếc đã xảy ra vào năm 2018: Một người đàn ông 58 tuổi (quê Đồng Tháp) trên đường đi làm về bằng xe máy, khi đến đoạn đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM thì bị một cây xanh có đường kính khoảng một mét bất ngờ bật gốc, đổ xuống đường đè cả người lẫn xe. Dù đã được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng người đàn ông xấu số này đã không qua khỏi.

Năm 2020, một câu chuyện đau lòng khác xảy ra có lẽ khiến nhiều người dân thành phố không quên được là một nhóm các em học sinh ở trường THCS Bạch Đằng (quận 3) bị thương nặng do cây phượng vĩ trong khuôn viên trường bật gốc đổ gã. Sự việc còn khiến 1 học sinh tử vong.

Mặc dù có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra từ những cây xanh bật gốc, thế nhưng, điều khó khăn nhất mà các ngành chức năng có liên quan thừa nhận, đó chính là không thể nào “chẩn đoán” những cây xanh có nguy cơ bật gốc để xử lý trước.

Chính vì không thể “chẩn đoán” bằng mắt thường để xác định tình trạng "hư hại" của cây xanh để xử lý trước nên nguy cơ cây xanh bị ngã đổ, đe dọa sức khỏe, tài sản của người dân trong mùa mưa bão vẫn luôn rình rập.

Theo ông Lê Quang Đạo - Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM, tình trạng cây xanh ngã đổ trong mùa mưa bão là thực tế đang diễn ra gây thiệt hại cả về sức khỏe, sinh mạng lẫn tài sản của người dân. Để hạn chế rủi ro trên, hàng năm thành phố đều xây dựng kế hoạch giảm thiểu tối đa tình trạng cây xanh ngã đổ.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2022, trước khi vào mùa mưa, các đơn vị liên quan đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, phát hiện và đốn hạ những cây xanh đã bị mục rỗng, nghiêng ngả, đồng thời trồng thay thế những cây mới để đảm bảo mỹ quan cũng như mảng xanh cho thành phố.

Hoạt động trên được tập trung vào các tuyến đường có cây ngã đổ cao, các tuyến đường có công trình thi công có thể tác động đến sinh trưởng của cây. Đặc biệt, các tuyến đường có cây cổ thụ kích thước lớn nguy cơ ngã đổ cao luôn được chú trọng kiểm tra.

Dù đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, phát hiện và đốn hạ đối với những cây xanh đã bị mục rỗng, nghiêng ngã trong mùa mưa bão này, nhưng ông Đạo thừa nhận việc kiểm tra bằng mắt thường, xử lý thủ công rất khó để phát hiện được chính xác tình trạng mục rỗng ở cây xanh khiến nguy cơ cây ngã đổ khi gặp gió lớn vẫn còn đó.

Trước tình hình trên, ông Đạo cho biết, Sở Xây dựng thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiều phương án chăm sóc và xử lý tốt nhất hệ thống cây xanh đô thị. Theo đó, sắp tới thành phố sẽ thực hiện phương pháp siêu âm để chẩn đoán sớm những vấn đề cây xanh đang gặp phải, và có phương án xử lý an toàn.

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan sẽ nghiên cứu đưa vào trồng các chủng loại cây phù hợp với thiên nhiên, khí hậu của thành phố để hạn chế những loại cây không phù hợp trồng ở đô thị.

 

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Giải pháp nào để xử lý cây xanh có nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa?