Chính quyền địa phương lơ là trong phòng chống dịch, cộng với những diễn biến thất thường của thời tiết trong những ngày vừa qua khiến tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đang diễn biến phức tạp, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng đã tăng lên đáng kể.

TP.HCM: Dịch bệnh gia tăng, địa phương lơ là

Hồ Quang | 05/04/2017, 17:14

Chính quyền địa phương lơ là trong phòng chống dịch, cộng với những diễn biến thất thường của thời tiết trong những ngày vừa qua khiến tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đang diễn biến phức tạp, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng đã tăng lên đáng kể.

Đó là nhận định của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM tại Hội nghị giao ban y tế dự phòng quận, huyện với Sở Y tế TP.HCM hôm 5.4.

Theo bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Vắc xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2017, toàn TP ghi nhận 884 camắc bệnh tay chân miệng, riêng trong tháng 3 có đến355 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng(tăng 53,7% so với tháng 2).

“Bệnh tay chân miệng đã tăng từ đầu tháng 2 ở hầu hết các quận, huyện, những địa phương có số ca bệnh tăng cao gồm: quận 7, quận Bình Tân, Thủ Đức... Dự báo, trong thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 5 bệnh tay chân miệng sẽ gia tăng mạnh theo chu kỳ”, bà Nga cho hay.

Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết có đến 5.444 trường hợp mắc, trong đó có 3 ca tử vong. Hiện mỗi tuần trên địa bàn TP có khoảng 350 trường hợp phải nhập viện điều trị vì mắc bệnhsốt xuất huyết.

Đặc biệt trong tuần qua, nhiều địaphương như: quận Phú Nhuận, quận 6, quận 8, quận 9, quận 12, huyện Cần Giờ, huyệnHóc Môn… có số ca mắc sốt xuất huyết tăng từ 20 đến 50% so với tuần trước.

“Điều này một phần là do diễn biến thất thường của thời tiết, xuất hiện những cơn mưa trái mùa nhưng cái chính vẫn là sự lơlà của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết”, bà Nga nhấn mạnh.

Bà Nga cho biết qua kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch tại một số địa phương cho thấy có rất nhiều yếu tố nguy cơ vẫn tồn tại. Cụ thể trên địa bàn xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) và phường Tân Hưng (quận 7), y tế địa phương không lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh, không thực hiện công tác giám sát, gom nhiều điểm nguy cơ thành một điểm. Tại các nhà trọ, bãi đất trống, nhà dân, nhiều vật dụng phế thải chứa nước ngổn ngang làm môi trường thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCMyêu cầu Trung tâm Y tế Dự phòng TP tăng cường các phương án phòng chống dịch, đẩy mạnh truyền thông đến người dân, tiến hành vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi tại những địa bàn xuất hiện yếu tố nguy cơ; kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

Bên cạnh đó, ông Hưng cũng kêu gọi cộng đồng tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần tăng cường vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng phế thải chứa nước mưa, nước sạch để muỗi không còn nơi sinh sản, phát triển; giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sử dụng bình xịt muỗi, kem chống muỗi; thường xuyên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay chống muỗi đốt.

Đối với bệnh tay chân miệng, người dân nên thường xuyên vệ sinh khử khuẩn khu vực sàn nhà, đồ chơi của trẻ; người giữ trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn chung muỗng, chén để tránh nguy cơ lây bệnh...

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Dịch bệnh gia tăng, địa phương lơ là