Sau khi dự tiệc về nhà, cô gái 26 tuổi bất ngờ bị đau bụng. Tưởng là do bị rối loạn tiêu hóa nhưng bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị xoắn buồng trứng phải mổ khẩn cấp để cứu bệnh nhân.

Chưa lấy chồng cũng nên kiểm tra thường xuyên buồng trứng trước khi gặp 'biến'

Hồ Quang | 05/04/2017, 06:28

Sau khi dự tiệc về nhà, cô gái 26 tuổi bất ngờ bị đau bụng. Tưởng là do bị rối loạn tiêu hóa nhưng bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị xoắn buồng trứng phải mổ khẩn cấp để cứu bệnh nhân.

Theo người nhà của chị Huỳnh Mỹ A.(26 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) sau khi đi dự tiệc của một bạn, chị A. bất ngờ có dấu hiệu quặnđau ở bụng. Gia đình nghĩ do ăn phải thức ăn nào đó không hợp nên ra ngoài mua thuốc đau bụng cho chị uống. Tuy nhiên sau đó tình trạng đau bụng không thuyên giảm mà còn nặng thêm, chị chóng mặt và ngất xỉu nên mọi người lập tức chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược ( TP.HCM) cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị xoắn buồng trứng phải mổ cấp cứu khẩn cấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

“Lúc nghe bác sĩ thông báo A. bị xoắn buồng trứng phải mổ cấp cứu, cả nhà rất bàng hoàng. Không ai nghĩ A. lại mắc phải căn bệnh nguy hiểm như thế. Lúc thấy cô ấy đau bụng sau khi đi dự tiệc về, gia đình cứ nghĩ chắc là bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn gì đó không hợp, nào ngờ…”, một người nhà của chị A. tỏ vẻ bất ngờ.

Ngày 4.4, bác sĩ Nguyễn Viết Hậu – Phó khoa cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay hiện sau khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân A. đã ổn định nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi.

“Rất may là bệnh nhân này được đưa đến bệnh viện không quá trễ. Nếu khôngphải chịu một cuộc phẫu thuật lớn hơn (phải mổ hở, phải có ống dẫn lưu từ ổ bụng ra ngoài sau mổ, nằm viện lâu hơn,…) vì xoắn buồng trứng để lâu sẽ hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tố Thư – Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y dược phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt đều có thể bị xoắn buồng trứng. Triệu chứng thường gặp là người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, đau không giảm khi dùng thuốc giảm đau, giai đoạn sau đau liên tục, sốt, buồn nôn.

Phân tích của bác sĩ Thư cho thấy xoắn buồng trứng thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước (u nang, u đặc buồng trứng…), đặc biệt là các khối u có cuống dài, nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả trên buồng trứng bình thường.

“Để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh có tiền căn bị căn bị xoắn buồng trứng khi có biểu hiện đau quặn bụng vùng hạ vị phải đi khám ngay”, bác sĩ Thư khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa lấy chồng cũng nên kiểm tra thường xuyên buồng trứng trước khi gặp 'biến'