Đến cuối năm 2022, TP.HCM còn lại gần 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,55% tổng số hộ dân TP.

TP.HCM còn gần 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hồ Quang | 11/07/2023, 18:20

Đến cuối năm 2022, TP.HCM còn lại gần 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,55% tổng số hộ dân TP.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM hôm 11.7, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) cho biết, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững trong 2 năm (2021-2022), trong giai đoạn đầu TP còn 58.019 hộ nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên, đến hết năm 2022 vừa qua, TP còn 39.381 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,55% tổng số hộ dân thành phố.

tphcm-van-con-hon-1-5-ho-ngheo-va-can-ngheo-hinh-anh(1).png
Hơn 1,5% số hộ dân TP.HCM vẫn còn trong tình trạng nghèo và cận nghèo - Ảnh: PV

Như vậy, qua 2 năm thực hiện, TP đã giảm 17.751 hộ nghèo (tỷ lệ kéo giảm đạt 0,7%), 11.101 hộ cận nghèo (tỷ lệ kéo giảm đạt 0,43%).

Sở LĐ-TB-XH đánh giá việc giảm hộ nghèo này là từ sự chăm lo các chính sách, giải pháp hỗ trợ (vốn tín dụng ưu đãi, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), miễn giảm học phí, giới thiệu giải quyết việc làm, hỗ trợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, sửa chữa nhà, trợ cấp hộ khó khăn, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ phương tiện sinh kế…) từ nguồn ngân sách TP, vận động xã hội hóa trong nhân dân, và nhất là sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Theo Sở LĐ-TB-XH, từ năm 2021, TP khó khăn trong việc bổ sung nguồn vốn cho vay, hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm từ ngân sách TP nhằm đáp ứng nhu cầu vay của các hộ trong chương trình giảm nghèo.

Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã tháo gỡ nội dung khó khăn này.

Cụ thể, theo khoản 1 điều 4 Nghị quyết 98, Sở LĐ-TB-XH tham mưu để UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND của HĐND TP về Chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2021-2025.

Đại diện sở cho biết nghị quyết này đề xuất sửa đổi bổ sung 3 nội dung gồm: làm rõ về cơ cấu nguồn kinh phí thực hiện chương trình; quy định tiêu chí, điều kiện, mức, nội dung, hình thức và thời gian hỗ trợ của chính sách bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm; xác định đối tượng hộ mới thoát nghèo để thực hiện chính sách cho hộ.

Do đó, khi HĐND TP thông qua việc bố trí vốn cho chương trình giảm nghèo, và thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND, sẽ có ngay nguồn vốn cho 14.250 hồ sơ đang tồn đọng ở ngân hàng chính sách xã hội (tính đến ngày 30.6.2023) với số vốn đề nghị vay 1.047 tỉ đồng, sẽ được tích cực triển khai, nhận hồ sơ vay ở các phường, xã, thị trấn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM còn gần 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo