Với số vốn đầu tư lớn và sự quyết tâm từ các cơ quan chức năng, TP.HCM hy vọng sẽ tăng cường khả năng chống chịu trước các thiên tai trong những năm tới.
Bảo vệ môi trường

TP.HCM chi hơn 60 tỉ đồng tu sửa cấp bách công trình phòng chống thiên tai

Ánh Dương 15/08/2024 11:50

Với số vốn đầu tư lớn và sự quyết tâm từ các cơ quan chức năng, TP.HCM hy vọng sẽ tăng cường khả năng chống chịu trước các thiên tai trong những năm tới.

UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai TP.HCM cấp cho Sở NN-PTNT, UBND quận Tân Bình, huyện Củ Chi, TP.Thủ Đức để hỗ trợ kinh phí tu sửa cấp bách 23 công trình phòng chống thiên tai xung yếu năm 2024.

Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến là 62,598 tỉ đồng, gồm tu sửa cống SG3 thuộc công trình đê bao ngăn lũ bờ tả ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang; tu sửa 11 bờ bao rạch, bao nhánh (TP.Thủ Đức); gia cố cấp bách các vị trí sạt lở bờ rạch Cầu Sa (quận 12); chống ngập úng tại 4 hẻm (quận Tân Bình); tu sửa 6 mương tiêu thoát nước, rạch/kênh (huyện Củ Chi).

quy-phong-chong-thien-tai-tphcm-ho-tro-gao.jpg

Sau khi hoàn thành, các công trình dự kiến phát huy hiệu quả phòng chống triều cường, ngập úng, tiêu thoát nước, bảo vệ cho các khu vực có tổng diện tích khoảng 134,53ha và bảo vệ khoảng 7.722 hộ dân sinh sống trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Những năm gần đây, TP.HCM đã phải đối mặt với nhiều thách thức do triều cường và ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và cơ sở hạ tầng. Cùng với đó, biến đổi khí hậu đã và đang tác động lớn đến môi trường, gây ngập lụt ở các đô thị lớn, trong đó ảnh hưởng đến khoảng 54% dân số, tương đương 10 triệu dân ở TP.HCM.

Do đó, việc tu sửa và nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai là một phần trong nỗ lực của TP.HCM nhằm đối phó với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đây không chỉ là biện pháp khẩn cấp mà còn là bước đi chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.

Với số vốn đầu tư lớn và sự quyết tâm từ các cơ quan chức năng, TP.HCM hy vọng sẽ tăng cường khả năng chống chịu trước các thiên tai trong những năm tới, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân và duy trì sự ổn định cho khu vực.

Dự án chống ngập 10.000 t đến nay vẫn chưa thể hoàn thành

Một trong các “siêu dự án” chống ngập đáng nói nhất của TP.HCM là dự án chống ngập do triều cường khu vực có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng) được khởi công từ năm 2016. Dự án có ảnh hưởng tới khoảng 6,5 triệu dân khu vực sông Sài Gòn và một số quận trung tâm TP.HCM dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

Tại buổi tiếp xúc với tổ đại biểu quốc hội TP.HCM mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận đến nay dự án chưa có tiến triển và đây là một trong những vấn đề rất nhức nhối. Theo ông Mãi, khối lượng của dự án đã hoàn thành 90%, chỉ còn lại 10% nữa nhưng phía nhà thầu, nhà đầu tư không còn tiền để triển khai tiếp.

Trong khi đó, các chính sách vay vốn giá rẻ trước đây từ ngân hàng cũng như huy động vốn từ trái phiếu và từ các nguồn khác không có. Nhà đầu tư chỉ còn cách đề nghị thành phố thanh toán khối lượng đã thực hiện và được kiểm toán.

“Theo quy định là dự án phải hoàn thành vì đây là dự án BT, phải hoàn thành, phải hoàn thành xong rồi thanh toán bằng đất trước, rồi thanh toán bằng tiền sau. Những quy định kéo dài và cho đến thời điểm này chúng ta chưa thanh toán được, mặc dù thành phố năm 2023 đã bố trí 5.700 tỉ đồng để thanh toán cho dự án này và năm nay bố trí 6.800 tỉ đồng nhưng vẫn chưa giải ngân được đồng nào", ông Mãi cho biết.

Bài liên quan
TP.HCM nghiên cứu sử dụng thiết bị bay không người lái trong phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn
UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về chủ động đảm bảo thông tin, liên lạc thường xuyên, an toàn, tin cậy, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM chi hơn 60 tỉ đồng tu sửa cấp bách công trình phòng chống thiên tai