Việc phải bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân xuất phát từ chủ trương của Đảng, Trung ương nhằm tinh gọn bộ máy.

TP.HCM bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân là để phù hợp với chủ trương của Đảng

Hồ Quang | 01/12/2022, 17:44

Việc phải bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân xuất phát từ chủ trương của Đảng, Trung ương nhằm tinh gọn bộ máy.

Ông Nguyễn Duy Tân – Phó giám đốc Sở Nội vụ đã nhấn mạnh như thế tại cuộc họp báo thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM vào chiều 1.12.

tphcm-bo-to-dan-to-nhan-dan-la-de-phu-hop-voi-chu-trung-cua-trung-uong-hinh-anh(1).png
Ông Nguyễn Duy Tân – Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM chia sẻ với báo chí vào chiều 1.12- Ảnh: PV 

Theo ông Nguyễn Duy Tân mô hình dưới phường – xã tại TP.HCM đã tồn tại từ năm 1985. Như vậy đến nay đã 37 năm mô hình này đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, nhất là công tác phòng chống dịch, công tác bầu cử…

Từ năm 2015, UBND TP đã có Quyết định 48 quy định mô hình dưới phường – xã, trong đó có tổ dân phố - tổ nhân dân thì có cơ chế, thành phần như cấp phường - xã. Như vậy ở cấp khu phố - ấp có đến 13 chức danh.

Bên cạnh đó, năm 2018, Bộ Nội vụ đã có kết luận 5 653 yêu cầu TP.HCM phải điều chỉnh mô hình 2 cấp dưới phường – xã – thị trấn để phù hợp với quy định chung của Trung ương.

“Như vậy, việc phải bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân xuất phát từ chủ trương của Đảng, Trung ương nhằm tinh gọn bộ máy”, ông Tân nhấn mạnh.

Theo ông Tân, việc TP có sự đổi mới trong thời gian dài bằng việc hình thành tổ dân phố - tổ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của địa phương nhưng bây giờ chúng ta phải thực hiện đúng quy định mà các địa phương trên cả nước thực hiện.

Tuy nhiên, bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân cũng có những khó khăn nhất định. Hiện nay dưới cấp phường – xã có 27.377 tổ chức, trong đó có 2.008 khu phố - ấp; 25.396 tổ dân phố - tổ nhân dân. Đây là một số lượng rất lớn. Số nhân sự tham gia thực hiện ở các đơn vị dưới phường – xã là 64.300 người.

Theo đề án chung, hiện nay TP phải giảm xuống còn 5.242 tổ chức, tức giảm đến 80% tổ chức dưới cấp phường – xã so với hiện nay.

Lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết, quy định tại TP, đối với khu phố có khoảng 450 hộ, đối với ấp có khoảng 350 hộ, nhưng thực tế trên địa bàn TP có những khu phố có đến 4.000 hộ, cao gấp 10 lần so với quy định.

“Như vậy, bài toán để giải quyết khi bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân trong thời gian tới chúng ta phải đánh giá lại tình hình khu phố - ấp của từng phường – xã để tính toán số hộ khẩu này. Nếu những khu phố - ấp có số lượng hộ dân quá đông thì có thể tăng thêm số lượng khu phố - ấp”, ông Tân cho biết thêm.

Theo ông Tân, theo Nghị định 34, khi sắp xếp lại ở khu phố - ấp chỉ có 3 chức danh gồm: Bí thư chi bộ, trưởng ban điều hành khu phố và trưởng ban công tác mặt trận. “Hiện TP đang đề xuất lên Bộ bộ nội vụ có thêm 2 chức danh là Chi hội trưởng Hội phụ nữ và Bí thư đoàn thanh niên. Như vậy, TP sẽ có 5 chức danh ở khu phố - ấp. Ngoài ra TP, cũng đang đề xuất những cơ chế đặc thù để Hội đồng nhân dân xem xét tăng tiền phụ cấp, bồi dưỡng cho phù hợp do tính chất công việc nhiều hơn”, ông Tân thông tin.

Bài liên quan
TP.HCM dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ sau sáp nhập phường
Theo thống kê, trong số 3.137 cán bộ công chức, viên chức tại các địa bàn được sắp xếp sẽ chỉ còn 2.115 người được giữ lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
1 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM bỏ tổ dân phố - tổ nhân dân là để phù hợp với chủ trương của Đảng