Đó là một trong 10 ứng dụng sẽ được ngành y tế TP.HCM triển khai xây dựng dịch vụ y tế thông minh nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh trong thời gian tới.

TP.HCM: Bệnh viện sẽ nhận dạng người bệnh bằng giọng nói, khuôn mặt

Hồ Quang | 02/04/2018, 08:59

Đó là một trong 10 ứng dụng sẽ được ngành y tế TP.HCM triển khai xây dựng dịch vụ y tế thông minh nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh trong thời gian tới.

Chiều 1.4, Sở Y tế TP.HCM chính thức công bố 10 ứng dụng trong định hướng xây dựng y tế thông minh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.

Trước mắt, các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) nhằm chuẩn hóa cơsở dữ liệu, trục thông tin quản lý bệnh viện đảm bảo cung cấp được các thông tin quản lý bệnh viện, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong quá trình quản lý điều hành bệnh viện.

Tiếp sau đó, các cơ sở y tế sẽ đưa vào nhữngứng dụng khác như: Triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS); triển khai hệ thống lưu trữ và luân chuyển hình ảnh (PACs) và quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS); tích hợp hệ thống HIS, LIS, PACs/RIS; xây dựng bệnh án điện tử; ứng dụng các thuật toán về máy học (Machine Learning); ứng dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo vào hoạt động chẩn đoán và điều trị; ứng dụng tương tác với người bệnh trên thiết bị di động, web... Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ nhận dạng mới.

“Nhận diện người bệnh nhằm tránh nhầm lẫn thông tin người bệnh, định vị người bệnh trong quá trình khám,điều trị, các cơ sở y tếphải ứng dụng các công nghệ nhận dạng như: mã vạch, điện thoại thông minh, giọng nói, khuôn mặt, vân tay, RFID (Radio Frequency Identification)…”, vị đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết.

Sở Y tế TP.HCM xác định việc xây dựng y tế thông minh là để đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận và trao đổi với các cơ sở khám chữa bệnh từ xa; dễ dàng chọn lựa chuyên khoa cần thiết, chọn bệnh viện, chọn giờ khám thuận lợi mà không phải đến bệnh viện ngồi chờ để đến lượt khám; không phải làm lại những xét nghiệm vừa mới được bệnh viện trước đó đã làm;giám sát và phản ánh trực tiếp cơ sở y tế, có thể truy cập dễ dàng thông tin về tình hình sức khỏecủa mình, có thể trao đổi trực tiếp và được tư vấn từ xa với bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, nhân viêny tế được cập nhật thông tin khoa học, dễ dàng tra cứu hồ sơ bệnh án; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tiếp cận được dữ liệu chính xác và kịp thời; các nhà quản lý bệnh viện giám sát được thời gian thực việc tuân thủ các quytrình kỹ thuật, tuân thủ phác đồ, tuân thủ quy chế kê đơn...

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bệnh viện sẽ nhận dạng người bệnh bằng giọng nói, khuôn mặt