Để được lòng phương Tây, Yeltsin đã công nhận nền độc lập của Ukraine và ủng hộ nền độc lập của các nước Baltic. Năm 1999, Yeltsin bổ nhiệm Putin làm thủ tướng Nga.

Tổng thống Putin quyết đảo ngược chính sách thân phương Tây của người tiền nhiệm Yeltsin

Anh Tú (dịch) | 28/02/2022, 11:06

Để được lòng phương Tây, Yeltsin đã công nhận nền độc lập của Ukraine và ủng hộ nền độc lập của các nước Baltic. Năm 1999, Yeltsin bổ nhiệm Putin làm thủ tướng Nga.

Tháng 8.1991 là thời điểm cuộc đảo chính tại Moscow khi một nhóm người từ Quốc hội đã chiếm Điện Kremlin và tuyên bố điều hành Liên Xô. Và đó là một cơ hội vàng để một chính trị gia Nga, ông Yeltsin, phát động một chương trình dẫn đến sự ra đời của nước Nga mới.

linh.jpg

Leo lên chiếc xe tăng bên ngoài nhà quốc hội Nga, một nhà vô địch đã đến. Boris Yeltsin, người khi đó đã và đang vận động để rút Nga ra khỏi Liên Xô và biến nó thành một nền dân chủ thị trường tự do theo khuôn mẫu của Mỹ, đã có bài phát biểu rõ ràng về cuộc đảo chính và kêu gọi tổng thống hợp pháp của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, đang bị quản thúc tại Crimea, được thả. Nhiều tháng sau, điều ước của ông đã thành hiện thực: Liên Xô tan vỡ, các quốc gia vệ tinh và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô, bao gồm cả Ukraine, tan vỡ.

“Tôi nghĩ rằng ông ấy có chung vai trò chính với Gorbachev trong sự sụp đổ của Liên bang Xô viết”, Vladislav Zubok, tác giả cuốn Sụp đổ: Sự kết thúc của Liên Xô, nói với Washington Examiner. “Ý tưởng của ông ấy là "Gorbachev không thể thực hiện một bước nhảy vọt đối với dân chủ và thị trường. Yeltsin tuyên bố: “Tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi sẽ làm điều đó trong phạm vi Liên bang Nga mà thôi. Và tôi sẽ đảm bảo rằng người dân Nga sẽ có giấc mơ Mỹ”.

Yeltsin, người từng là đại biểu từ Moscow trong Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô, trở thành người đứng đầu Liên bang Nga vào năm 1990 và nhanh chóng ký tuyên bố chủ quyền nước Nga vài tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức. Mặc dù về mặt kỹ thuật, Nga không có chủ quyền cho đến gần một năm rưỡi sau khi tuyên bố độc lập (Nga khi đó chỉ là một trong hơn một tá nước cộng hòa thuộc Liên Xô), nhưng hành động của Yeltsin đã truyền cảm hứng cho các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô thúc đẩy giành độc lập.

“Ông ta bắt đầu hành động để kéo Liên bang Nga giống như rút một tấm thảm từ dưới chân Gorbachev, tức là Nga bị rút khỏi Liên bang Xô viết và Yeltsin trở thành nhà dân chủ... Khi đó Gorbachev phải làm gì?", Zubok viết. "Thủ đô của Liên Xô là Moscow, thủ đô của Nga".

Liên bang Nga là nước lớn nhất trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Đối với nhiều nhà quan sát bên ngoài, Nga thực tế đồng nghĩa với Liên Xô. Thủ đô của cả hai chính phủ đều được đặt tại Moscow. Nhưng đối với Yeltsin, Nga khác biệt với Liên Xô và độc lập có thể được coi là con đường thoát khỏi những điều kiện kinh tế tồi tệ của Liên Xô khi ấy.

Chỉ 2 tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, Yeltsin đã đến thăm Mỹ. Tại một thời điểm, sau chuyến tham quan một cơ sở của NASA, ông ấy đã dừng chân ở một cửa hàng tạp hóa ở Texas để tìm hiểu cuộc sống hằng ngày của người Mỹ. Ông ấy đã bị chấn động đến tận xương tủy của mình bởi những gì tận mắt chứng kiến. Hệ thống kinh tế của Mỹ đã tạo ra một mức độ thịnh vượng vượt xa những gì mà người dân Liên Xô khi đó được hưởng.

“Những người đi cùng ông viết rằng ông đã trở thành một người hâm mộ nước Mỹ, nền dân chủ tự do và nền kinh tế thị trường như thế nào. Vì vậy ông ấy đã trở về với đầy rẫy những câu chuyện về các siêu thị tuyệt vời và chuyện người bình thường có thể mua những thứ họ muốn”, Zubok viết. “Yeltsin đã có một khoảnh khắc thay đổi. Ông ấy chợt nhận ra tương lai không phải là Liên Xô, mà tương lai là nước Nga”.

Điều kiện ở Liên Xô đã xấu đi vào những năm 1990. Cuộc chiến ở Afghanistan và cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ đã buộc nước này phải chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ quân sự. Sự căng thẳng này đối với nền kinh tế đã thúc đẩy bất ổn xã hội và dẫn đến gia tăng bạo lực trên khắp Liên Xô.

gorbachev.jpg

Gorbachev đã cố gắng ban hành các cải cách để giải quyết những vấn đề đó nhưng vấp phải nhiều thất bại. Trong khi đó, uy tín của Yeltsin ở Nga tăng lên khi ông bắt đầu thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga. Bài phát biểu của ông trong cuộc đảo chính tháng 8.1991 đã biến ông trở thành một anh hùng trong mắt người Nga.

“Khi họ bắt đầu nói chuyện, Gorbachev và Yeltsin, Yeltsin đã đạt được thành công phi thường trên tất cả bởi vì các cải cách của Gorbachev đã thất bại, vì vậy mọi người trở nên tức giận vì nền kinh tế tồi tệ, hỗn loạn, bạo lực, bạo lực kích động bởi chủ nghĩa dân tộc. Tất cả đều hướng về Yeltsin, người giống như Trump ngày nay thường nói: “Nếu tôi nắm quyền, mọi thứ sẽ rất tuyệt”. Tác giả Zubok ví von: "Đó là hiện tượng hai con gấu lớn trong một cái lồng".

Yeltsin và Gorbachev cạnh tranh quyền lực, và cả hai đều cố gắng điều khiến các thực thể “có chủ quyền” của họ từ Moscow sau khi Yeltsin trở thành người đứng đầu Liên bang Nga. Điều này dẫn đến tranh chấp về việc ai kiểm soát thuế và làm tổn hại đến đồng rúp.

Gorbachev giống như một ngôi sao nhạc rock ở phương Tây vào thời điểm đó. Phương Tây khi đó vẫn còn hoài nghi Yeltsin, vì vậy ông (Yeltsin) đã cố gắng giành được sự ủng hộ của họ - một nỗ lực rất quan trọng cho cuộc đấu tranh quyền lực của ông với Gorbachev, theo Zubok. Để đạt được điều này, Yeltsin đã công nhận nền độc lập của Ukraine và ủng hộ nền độc lập của các nước Baltic. Những hành động này đã góp phần đặt dấu chấm hết số phận của Liên Xô.

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12.1991, Yeltsin trở thành tổng thống của nước Nga mới độc lập. Ông tin rằng một nước Nga độc lập có thể phát triển quan hệ chặt chẽ với phương Tây và đạt được mức độ thịnh vượng tương tự. Trong khi tính toán này đã thành hiện thực ở một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các quốc gia vệ tinh - chẳng hạn như Estonia, Đông Đức và Ba Lan, những quốc gia đã thiết lập nền kinh tế thị trường tự do sôi động - thì Nga lại không may mắn như vậy. Trớ trêu thay, Yeltsin đã gieo mầm chống lại tính toán của mình với việc bổ nhiệm Vladimir Putin làm thủ tướng Nga vào năm 1999 định mệnh. Putin là một cựu điệp viên KGB và là thành viên thân tín của Yeltsin.

Yeltsin bắt đầu tư nhân hóa các công ty quốc gia và loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá cả. Những cải cách của ông ban đầu dẫn đến lạm phát tăng vọt và sự trỗi dậy của giới tài phiệt Nga. Ông đã làm việc để hàn gắn quan hệ với phương Tây và đi thăm Mỹ, tìm cách làm tan băng quan hệ với đối thủ cũ của mình. Yeltsin cũng khét tiếng với thói quen uống rượu của mình.

clinton.jpg

Tại một thời điểm, trong chuyến thăm Washington, để gặp Clinton vào giữa thập niên năm 1990, Yeltsin đã có lần say bí tỉ. Ông ta tìm cách trốn tránh an ninh và đi vòng ra ngoài Nhà Blair - nơi các vị khách của Nhà Trắng ở, lên đại lộ Pennsylvania. Đứng trên đường phố thủ đô nước Mỹ không mặc gì ngoài đồ lót, Yeltsin bắt đầu hét lên một cách không mạch lạc để gọi taxi. Ông ấy muốn bánh pizza.

Yeltsin từng là người đứng đầu nước Nga từ năm 1991 cho đến khi ông từ chức vào năm 1999 sau sự phản đối kịch liệt của công chúng vì một vụ bê bối tham nhũng. Ông ta bị cáo buộc nhận hối lộ từ một công ty xây dựng đã được giao các hợp đồng quan trọng của chính phủ. Yeltsin bổ nhiệm Putin làm người kế nhiệm, và đổi lại, Putin đã cho Yeltsin quyền miễn trừ truy tố suốt đời. Năm 1993, Yeltsin ký sắc lệnh bãi bỏ Quốc hội Nga, khi đó được gọi là Xô viết Tối cao, với cáo buộc quốc hội đã ngăn cản các cải cách kinh tế của ông. Một số nhà phê bình cho rằng hành động này tạo tiền đề cho nhà nước Nga mới thâu trọn quyền lực trước Quốc hội.

putinyesin.jpg

Những cải cách kinh tế mà Yeltsin thực hiện dường như đã được đền đáp trong những năm đầu của Putin, nhưng cuối cùng, những hành động của Putin, chẳng hạn như cuộc chiến ở Gruzia và vụ sáp nhập Crimea, khiến mối quan hệ của Nga với phương Tây xấu đi, kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Yeltsin qua đời năm 2007 và được chôn cất tại Moscow.

“Putin cố gắng không nói quá nhiều về Yeltsin vì chính Yeltsin đã chỉ định ông ấy là người thừa kế - đã cho ông ấy biết ông ấy là ai”, Zubok nói. “Đồng thời, phần lớn những gì ông ấy đã làm là đảo ngược hầu hết di sản của Yeltsin. Đó là, quay lưng lại với phương Tây, và quan trọng nhất là đảo ngược sự tan rã của Liên Xô bằng cách này hay cách khác”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin quyết đảo ngược chính sách thân phương Tây của người tiền nhiệm Yeltsin