Theo một cuộc khảo sát tư nhân, tổng tài sản cá nhân của các chủ doanh nghiệp bán dẫn giàu nhất Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong năm 2022 do tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ và nền kinh tế trong nước yếu kém.

Tổng tài sản các trùm chip giàu nhất Trung Quốc giảm sâu do lệnh trừng phạt từ Mỹ

Sơn Vân | 20/12/2022, 23:01

Theo một cuộc khảo sát tư nhân, tổng tài sản cá nhân của các chủ doanh nghiệp bán dẫn giàu nhất Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong năm 2022 do tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ và nền kinh tế trong nước yếu kém.

Tổng tài sản top 100 đã giảm 28% khi số ông trùm chip có giá trị tài sản cá nhân trên 10 tỉ nhân dân tệ (1,43 tỉ USD) giảm xuống còn 17 trong năm 2022 từ 22 vào năm ngoái, theo dữ liệu được tổng hợp bởi trang web bán dẫn Ijiwei.

Những năm gần đây, lĩnh vực chip Trung Quốc đã nổi lên như một nơi ươm mầm cho các tỷ phú sau khi chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành này và thị trường chứng khoán địa phương trải thảm đỏ để thu hút các công ty chip địa phương niêm yết công khai.

Đứng đầu danh sách giàu có về chip của Trung Quốc là Yu Renrong, người sáng lập công ty Will Semiconductor Co niêm yết tại thành phố Thượng Hải, người cũng đứng số 1 vào năm ngoái. Tuy nhiên, tổng tài sản của Yu Renrong đã giảm 55% xuống còn 36,2 tỉ nhân dân tệ năm nay.

Yu Renrong theo học chuyên ngành truyền thông vô tuyến không dây tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng Trung Quốc. Năm 2006, công ty của Yu Renrong trở thành nhà phân phối mạch tích hợp lớn nhất tại Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc). Một năm sau, ở tuổi 41, Yu Renrong thành lập Will Semiconductor Co và mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực thiết kế chip, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

Shen Hua (Chủ tịch StarPower Semiconductor Co) và vợ đứng thứ hai trong danh sách với khối tài sản gia đình trị giá 24 tỉ nhân dân tệ. StarPower Semiconductor Co được thành lập vào năm 2005, sản xuất các chất bán dẫn để sử dụng trong các thiết bị điện và phương tiện năng lượng mới.

Xếp thứ 3 trong danh sách là Wang Hui (Chủ tịch ACM Research) với tài sản 19,3 tỉ nhân dân tệ.

Chuyên sản xuất thiết bị làm sạch cho các đĩa bán dẫn, ACM Research là nhà cung cấp chính cho SMIC (xưởng đúc chip hàng đầu Trung Quốc) cũng như YMTC (nhà sản xuất chip nhớ số 1 Trung Quốc). Cả SMIC và YMTC đều đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tài sản ròng của các ông chủ hãng chip Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với lãnh đạo các công ty quốc tế. Chẳng hạn Jensen Huang, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Nvidia có trụ sở tại Thung lũng Silicon (Mỹ), có tài sản trị giá 15,3 tỉ USD dựa trên quyền sở hữu cổ phần của ông trong công ty, theo Bloomberg Billionaire Index.

Ngoài Shen Hua, một số giám đốc điều hành khác trong top 10 Trung Quốc có liên quan đến các công nghệ trưởng thành như điốt phát quang và chất bán dẫn điện. Các công ty của họ không phải là mục tiêu lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ.

Ngày 7.10, Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt với 28 thực thể Trung Quốc, bao gồm nhà sản xuất bộ xử lý đồ họa Jingjia Microelectronics cùng nhà sản xuất chip siêu máy tính Sugon và Sunway Microelectronics. Các công ty này bị đặt dưới quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài, vốn đẩy chúng ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả bằng cách từ chối quyền tiếp cận các nhà cung cấp không phải Mỹ dùng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ trong các sản phẩm.

Yu Lili, Phó chủ tịch Jingjia Microelectronics, xếp thứ 20 về khối tài sản với 9,5 tỉ nhân dân tệ. Khi bị thêm vào danh sách đen thương mại của Mỹ hồi tháng 12.2021, Jingjia Microelectronics cho biết hành động này sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.

Chen Tianshi, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cambricon Technologies (nhà phát triển chip AI hàng đầu Trung Quốc), xếp thứ 25 với tài sản cá nhân 7,6 tỉ nhân dân tệ. Hôm 15.12 vừa qua, 13 công ty con của Cambricon Technologies bị Mỹ thêm vào danh sách đen thương mại (dan sách thực thể).

tong-tai-san-cac-ong-trum-chip-giau-nhat-trung-quoc-giam-sau.jpg
Màn hình công cộng hiển thị giá cổ phiếu ở Thượng Hải. Cổ phiếu chất bán dẫn của Trung Quốc sụt giảm sau khi bị Mỹ hạn chế tiếp cận công nghệ - Ảnh:Bloomberg

Chính quyền Biden hôm 15.12 công bố thêm YMTC và 21 công ty lớn khác của Trung Quốc trong ngành chip AI vào danh sách thực thể. Đây là động thái mở rộng cuộc việc bóp nghẹt ngành chip Trung Quốc.

Từ lâu nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ, YMTC đã bị thêm vào danh sách thực thể vì lo ngại có thể chuyển hướng công nghệ Mỹ sang những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen trước đó là Huawei, Hikvision.

Theo Wang Lifu, nhà phân tích tại công ty tư vấn ngành công nghiệp chip ICWise có trụ sở tại Thượng Hải, YMTC sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu máy móc, vật liệu và linh kiện để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip do bị thêm vào danh sách thực thể.

Việc sản xuất và vận hành bình thường sẽ trở nên khó khăn”, Wang Lifu nhận xét.

YMTC hiện kiểm soát 5 đến 6% thị trường bộ nhớ NAND flash toàn cầu, theo nghiên cứu của công ty quản lý tài sản Bernstein.

Danh sách thực thể sẽ gây ra sự gián đoạn thương mại lớn hơn với YMTC, bởi phạm vi của nó “bao gồm mọi thứ”. Các quy tắc hiện tại yêu cầu các công cụ có khả năng sản xuất chip NAND flash 128 lớp phải được Mỹ phê duyệt để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Được nêu trong Sổ đăng ký Liên bang, hành động này sẽ cấm các nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa Mỹ đến YMTC mà không có giấy phép khó xin.

21 thực thể chip AI của Trung Quốc bị thêm vào danh sách thực thể, gồm cả Cambricon Technologies Corp và CETC, phải đối mặt với hình phạt còn nặng nề hơn, khi chính phủ Mỹ ngăn chặn hiệu quả quyền truy cập của họ vào công nghệ được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng thiết bị nước này.

Khi chính phủ Trung Quốc tìm cách loại bỏ các rào cản giữa lĩnh vực quân sự và dân sự, lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đòi hỏi chúng tôi phải hành động dứt khoát để từ chối tiếp cận các công nghệ tiên tiến", Thea Kendler, trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách quản lý xuất khẩu, cho biết trong một tuyên bố.

Động thái này được xây dựng dựa trên các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng mà Mỹ áp đặt vào ngày 7.10 nhằm làm chậm những tiến bộ về công nghệ và quân sự của Trung Quốc, bao gồm các biện pháp hạn chế đối thủ tiếp cận các công cụ sản xuất chip của Mỹ và loại bỏ quốc gia châu Á khỏi một số con chip được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng thiết bị của Mỹ.

Việc trên đến sau khi Quốc hội chuẩn bị hoàn thiện luật cấm chính phủ Mỹ mua các sản phẩm có chứa chất bán dẫn do YMTC, CXMT (hãng chip nhớ Trung Quốc) hoặc SMIC sản xuất.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 15.12 cũng nhắm mục tiêu 9 thực thể Trung Quốc bị cáo buộc tìm cách hỗ trợ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, trong đó có Shanghai Micro Electronics Equipment Group Co Ltd (SMEE) - công ty in thạch bản duy nhất của Trung Quốc.

Tổng cộng có 35 thực thể Trung Quốc bị thêm vào danh sách thực thể của Mỹ, gồm cả công ty con của YMTC có trụ sở tại Nhật Bản.

Bài liên quan
Apple đầu tư hơn 100 tỉ USD vào mạng lưới cung ứng ở Nhật, Tim Cook thăm trung tâm chip
Apple hôm 13.12 cho biết đã đầu tư hơn 100 tỉ USD vào mạng lưới cung ứng tại Nhật Bản trong 5 năm qua, khi Giám đốc điều hành Tim Cook đến thăm trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng tài sản các trùm chip giàu nhất Trung Quốc giảm sâu do lệnh trừng phạt từ Mỹ