Biến đổi khí hậu làm tuyết và băng trên Đỉnh Everest tan chảy, càng khiến một chuyến đi tư liệu hóa các loài nấm hiếm gặp tăng thêm giá trị.

Tìm nấm cần cho sự sống của trái đất dưới chân ‘nóc nhà thế giới’ Everest

Bảo Vĩnh | 20/09/2022, 21:28

Biến đổi khí hậu làm tuyết và băng trên Đỉnh Everest tan chảy, càng khiến một chuyến đi tư liệu hóa các loài nấm hiếm gặp tăng thêm giá trị.

Shiva Devkota là nhà nghiên cứu nấm hàng đầu ở Nepal, đang tư liệu hóa sự đa dạng sinh học ở khu vực nằm dưới bóng của đỉnh núi khổng lồ Everest, nơi đang bị đe dọa bởi tình trạng biến đổi khí hậu.

Nấm dự báo được tình trạng biến đổi khí hậu ?

Nhờ khả năng mọc ở các điểm cao, nấm là nguồn lương thực cho người dân trong vùng núi Everest. Họ thường đi lấy 4 loại nấm ăn được, đem về phơi khô và trữ để ăn trong mùa đông dài, lúc không có rau quả.

Công tác tư liệu hóa các loài nấm của nhà nghiên cứu nấm Devkota sẽ giúp dân địa phương có nhiều kiến thức hơn về các loài nấm ăn được, nhất là khi tình trạng ngộ độc nấm thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương của Nepal.

Nấm và địa y còn có thể là chỉ dấu của tình trạng trái đất nóng dần lên. Nấm mọc được cho là liên quan mực tuyết rơi hàng năm, và địa ý là chỉ dấu của sự tan băng.

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận không có địa y mọc trên đá ở các độ cao của sông băng Khumbu (ở đông bắc Nepal) do băng đã tan chảy nhanh.

Sự biến đổi khí hậu đang tác động mạnh ở vùng núi Everest. Ít nhất 1/3 sông băng - và có thể là 2/3 - sẽ tan chảy vào cuối thế kỷ 21, theo một báo cáo năm 2019 của Trung tâm Quốc tế Hợp tác Phát triển Miền Núi (ICIMOD).

Theo báo Washington Post ngày 19.9, Devkota đã dẫn một nhóm nhà nghiên cứu nấm vào một chuyến đi bộ trekking nghiên cứu sinh thái khắp Công viên Quốc gia Sagarmatha và các vùng lân cận thuộc huyện Solukhumbu của Nepal.

Trong 15 ngày, nhóm nghiên cứu đã xác định hơn 150 loại nấm khác nhau trong khu vực bị tổn hại về khí hậu này, nơi mà sự nóng lên từ 0,3 đến 0,7 độ đã làm băng phủ núi Everest bị tan chảy.

Độ cao tuyệt đối của khu vực Đỉnh Everest (cao 8.849 mét) cho phép nghiên cứu nấm, lập bản đồ các mẫu vật trong phạm vi khu rừng 3.000 mét.

Loại nấm mọc ở nơi cao nhất được phát hiện là Puffball, do nấm ăn được, to và màu trắng, có hình dáng một quả cầu. Nó được tìm thấy ở độ cao hơn 5.000 mét, ngay dưới Trại Căn cứ Everest.

Nhóm nghiên cứu nấm nói rất cần có thêm những khảo sát khoa học ở vùng sông băng Khumbu. Nơi này có hiện tượng nóng dần lên nhanh hơn gấp 3 lần so với phần còn lại của trái đất, và nguồn nước ở các sông băng của dãy Hymalaya đủ cung cấp cho 2 tỉ dân.

Tuy nhiên, việc hiểu được cách nấm phản ứng với sự biến đổi khí hậu tại vùng Hymalaya sẽ phải mất nhiều thời gian.

Nhà nghiên cứu nấm Devkota chỉ mới bắt đầu chính thức tư liệu các loài nấm của vùng này. Ông nói: “Vì mới tiến hành trong một thời gian ngắn, chúng tôi không thể kết luận gì về tác động của biến đổi khí hậu. Để có dữ liệu khoa học, chúng tôi phải làm việc theo từng mùa”.

Nấm gánh trách nhiệm đem lại sự sống cho loài người

Các rào cản du lịch và chi phí cao đã cản ngăn các cuộc nghiên cứu khoa học tại khu vực Đỉnh Everest, càng khiến chuyến đi này là cần thiết.

Nhà nghiên cứu nấm Thomas Roehl nói: “Không có các loại nấm này, hệ sinh thái không thể sống sót. Nếu bạn khử tất cả các loại nấm trên thế giới này, thì tất cả các cây sẽ chết. Vì thế, nấm gánh trách nhiệm đem lại sự sống cho toàn thể loài người”.

Nấm chuyển chất dinh dưỡng cho các loài thực vật và cây cối, duy trì các sinh vật cung cấp oxy cho cuộc sống của con người và động vật. Hầu hết các cây đều dựa vào một hoặc nhiều loài nấm vốn hấp thụ và chuyển nitơ, phốt pho, nước và các khoáng chất khác thông qua mạng lưới sợi nấm. Đổi lại, nấm nhận carbon do cây hoặc thực vật tạo ra trong quá trình quang hợp.

Nhà nghiên cứu nấm Britt Bunyard, tổng biên tập tạp chí Nấm và là một thành viên chuyến đi, nói: “Rừng ở đây ngập tràn sự sống, nhưng là một trong những vùng ít được nghiên cứu nhất thế giới. Không có sách nào viết về hệ sinh thái ở đây. Nấm làm được mọi điều cho sự đa dạng sinh học của trái đất. Chúng là đối tác của tất cả các loại cây”.

Với sự cho phép của chính phủ Nepal, nhóm nhà nghiên cứu đã tư liệu hóa nhiều loại nấm hiếm gặp hoặc vừa được phát hiện, như loài nấm độc Amanita innatifibrilla chỉ mới được ghi nhận ở Trung Quốc, và loài Tremella salmonea mới được đưa vào tư liệu ở Trung Quốc năm 2019.

Họ còn tìm thấy Amanita tullossiana, một loài nấm mới được phát hiện năm 2018 ở vùng phía bắc dãy núi Hymalaya phía Ấn Độ.

Theo Washington Post
Copy Link
Bài liên quan
Nông dân trồng wasabi của Nhật lo lắng về biến đổi khí hậu
Người nông dân Masahiro Hoshina vẫn bị ám ảnh về mưa lớn cùng sạt lở đất cuốn trôi các trang trại trồng wasabi trong một cơn bão năm 2019 nên ông thấy lo lắng về mùa bão năm nay nhiều tháng trước khi nó đến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm nấm cần cho sự sống của trái đất dưới chân ‘nóc nhà thế giới’ Everest