Tập đoàn ByteDance đang đàm phán bán lại phần lớn cổ phần của TikTok cho người Mỹ và xem đây là cách đối phó với lệnh cấm có thể xảy ra với ứng dụng chia sẻ video ngắn của mình ở thị trường lớn nhất hiện tại.
Việc Mỹ đàn áp các công ty Trung Quốc có lẽ còn lâu mới kết thúc do căng thẳng chính trị và thương mại giữa hai nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong đại dịch COVID-19. Sau Công ty công nghệ viễn thông Huawei, TikTok đang đối mặt nguy cơ bị cấm ở Mỹ vì được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Nhiều nguồn cho rằng Nhà Trắng có ý định chặn hoàn toàn ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc dựa trên trên cơ sở các vấn đề an ninh. Cụ thể là chính quyền Tổng thống Trump nghi ngại TikTok gửi dữ liệu người dùng Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc. Song, vẫn có một lối thoát cho TikTok để tránh lệnh cấm ở Mỹ là trở thành công ty của nước này.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, từng gợi ý TikTok nên tách khỏi Tập đoàn ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập. Quan chức hàng đầu của Nhà Trắng tin rằng điều này tốt hơn là cấm hoàn toàn.
Theo trang ITHome, một số nhà đầu tư Mỹ đang thảo luận với Công ty Bytedance về khả năng mua lại phần lớn cổ phần của TikTok. Các nguồn tin cho biết cuộc đàm phán vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ và đây là một giải pháp khả thi đang được ByteDance nghiên cứu.
ByteDance xem đó là cách đối phó với lệnh cấm có thể xảy ra với TikTok tại Mỹ.
Nếu những người Mỹ thành công trong việc chiếm đa số cổ phần của TikTok, mọi thứ sẽ thay đổi trong hàng ngũ công ty này. Chính quyền Tổng thống Trump chắc chắn thích điều này?
Tờ Thời báo Kinh tế Hồng Kông cũng thông báo Bytedance đang nghiên cứu các giải pháp thay thế chiến lược, bao gồm cả việc TikTok có thể trở thành một công ty Mỹ.
Hiện tài chính TikTok đang rất tốt. Song với hàng loạt vấn đề và tranh cãi xung quanh TikTok, ByteDance cần phải hành động nhanh chóng.
TikTok sẽ khốn đốn nếu bị đá bay khỏi thị trường Mỹ. Hiện Mỹ là thị trường lớn nhất của TikTok sau khi ứng dụng này bị cấm ở Ấn Độ hôm 29.6.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc và từng là thị trường lớn nhất của TikTok.
Hôm 20.7, các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu (336 thuận và 71 chống) để thông qua dự thảo nghị quyết cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ.
Trước nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump cấm, hôm 21.7, TikTok thông báo có kế hoạch tạo ra 10.000 việc làm tại Mỹ trong 3 năm tới và trả lương cao. Đây là sự gia tăng đáng kể so với khoảng 1.400 nhân viên hiện có ở nước này.
Tại Washington, TikTok đã vận động hành lang nhân viên Nhà Trắng hoặc các chính trị gia, gặp gỡ 50 công ty luật, luật sư, nhà lập pháp nổi tiếng ở Mỹ để nhấn mạnh việc họ không liên quan tới chính quyền Trung Quốc.
ByteDance chi một số tiền kỉ lục 500.000 USD trong quí 2/2020 (tính tới hết ngày 30.6) để vận động hành lang, xoa dịu cáo buộc TikTok trao thông tin của người dùng cho Trung Quốc.
Trong quý 1/2020, ByteDance đã chi khoảng 300.000 USD cho việc này.
Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối
Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G
Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối
Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G
Coinbase chặn hacker kiếm thêm 6,5 tỉ đồng từ vụ chiếm 130 tài khoản Twitter
Tổng thống Trump không tin COVID-19 biến mất nếu toàn dân đeo khẩu trang 4-8
Nhân Hoàng