Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, người ta vẫn chưa rõ liệu các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một loại vắc xin hoạt động duy nhất hay không. Hiện nay, khi có nhiều vắc xin COVID-19 thì lại nảy sinh vấn đề về lựa chọn loại nào.

Tiêm kết hợp vắc xin Pfizer và AstraZeneca tốt hay không?

Nhân Hoàng | 14/06/2021, 12:08

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, người ta vẫn chưa rõ liệu các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một loại vắc xin hoạt động duy nhất hay không. Hiện nay, khi có nhiều vắc xin COVID-19 thì lại nảy sinh vấn đề về lựa chọn loại nào.

Do nguồn cung không thể đoán trước và một số lo ngại về nguy cơ đông máu hiếm gặp nghiêm trọng do tiêm vắc xin AstraZeneca, các quan chức y tế công cộng ở một số nơi phụ thuộc nhiều vào mũi tiêm đó gần đây đã ban hành hướng dẫn mới về việc pha trộn và kết hợp các loại vắc xin COVID-19 khác nhau.

Ví dụ, gần đây, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada đã cập nhật hướng dẫn để nói rằng những người đã tiêm liều vắc xin AstraZeneca đầu tiên có thể tiêm cùng loại vắc xin đó ở liều thứ hai hoặc tiêm tiếp mũi Pfizer - BioNTech hoặc Moderna để thay thế. Ủy ban này cũng cho biết vắc xin Pfizer -BioNTech và Moderna thay thế cho nhau dưới dạng liều đầu tiên và liều thứ hai.

Các quốc gia từ Pháp đến Phần Lan, Trung Quốc đến Bahrain cũng đã vạch ra các kịch bản có thể xảy ra để kết hợp các loại vắc xin khác nhau. Ngay cả Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng có hướng dẫn tạm thời rằng điều này có thể chấp nhận được trong “các tình huống ngoại lệ”, chẳng hạn như nếu không có sẵn loại vắc xin tương tự.

Dù hướng dẫn này có vẻ khó hiểu, đặc biệt là khi hướng dẫn ban đầu yêu cầu mọi người tiêm cùng một loại vắc xin cho cả hai liều, nhưng tạo cơ hội để hiểu sự an toàn của việc sử dụng hai liều vắc xin không cùng loại và đo lường liệu chuyện này có mang lại bất kỳ lợi ích nào hay không.

Một nghiên cứu nhỏ gần đây trên 26 người tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên rồi tiêm Pfizer-BioNTech ở mũi thứ hai. Dựa trên các xét nghiệm máu, kết quả cho thấy rằng những người được tiêm hai loại vắc xin không giống nhau ít nhất cũng có phản ứng miễn dịch mạnh như những người được tiêm cả liều Pfizer - BioNTech. Viện Y tế Quốc gia Mỹ gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm tra tác dụng của sự kết hợp của vắc xin COVID-19 khác nhau.

tiem-ket-hop-vac-xin-pfizer-astrazeneca.jpg
Các nhà khoa học đang nghiên cứu kết quả của tiêm kết hợp hai loại vắc xin

Ở Anh, một cuộc thử nghiệm loại này đã được tiến hành với vắc xin AstraZeneca và Pfizer – BioNTech. Các nhà khoa học đứng sau nó đã công bố dữ liệu ban đầu về các tác dụng phụ. Họ tìm thấy nhiều báo cáo hơn về tình trạng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu ở những người được tiêm liều vắc xin thứ hai khác với liều ban đầu, so với những người được tiêm hai liều giống hệt nhau.

Các nhà khoa học muốn biết liệu điều đó có chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch đã được kích thích nhiều hơn bởi loại vắc xin khác nhau và có thể phát triển khả năng bảo vệ bổ sung hay không. Vẫn còn quá sớm để nói, nhưng dự kiến ​​sẽ có thêm kết quả từ thử nghiệm trong tháng này.

Tiêm 2 liều vắc xin Pfizer ngăn ngừa 88% nhiễm biến thể Ấn Độ, vắc xin AstraZeneca ra sao?

Một nghiên cứu của Public Health England (Tổ chức Y tế cộng đồng Anh) cho thấy vắc xin Pfizer - BioNTech có hiệu quả 88% với bệnh COVID-19 có triệu chứng từ biến thể B.1.617.2 (Ấn Độ) hai tuần sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin này có hiệu quả đến 93% với chủng B.1.1.7 "Kent", biến thể thống trị của Anh.

Trong khi hai liều vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 từ biến thể Ấn Độ là 60%, so với 66% với biến thể B.1.1.7 "Kent", theo Public Health England.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu điều gì có vẻ giống như cách định lượng vắc xin độc đáo. Nó có thể là hy vọng tốt nhất của chúng ta chống lại một số mầm bệnh.

Trong hai thập kỷ qua, khi các công nghệ vắc xin mới xuất hiện, ý tưởng sử dụng các loại vắc xin khác nhau chống lại cùng một mầm bệnh đã có động lực. Phương pháp tiếp cận - được các nhà khoa học gọi là "tăng nguyên tố dị hợp" - đã được khám phá trong các thí nghiệm trên loài gặm nhấm để phát triển vắc xin chống lại Ebola (hiện được các cơ quan quản lý châu Âu cho phép sử dụng), bệnh lao và thậm chí ung thư liên quan đến vi rút Epstein-Barr. Các thí nghiệm trên chuột của phương pháp này thậm chí đã được thử nghiệm với các coronavirus khác trong quá khứ, chẳng hạn như virus SARS ban đầu và coronavirus gây ra Hội chứng Hô hấp Trung Đông.

EBV (Epstein-Barr) là một trong những loại vi rút phổ biến nhất ở người, là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin,...

Gần đây hơn, vào tháng 3.2021, các nhà khoa học ở Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu trên chuột xem xét sự kết hợp của 4 loại vắc xin COVID-19 khác nhau, bao gồm một loại được làm từ công nghệ mRNA và một loại vectơ vi rút giống như AstraZeneca và Johnson & Johnson - sử dụng một loại vi rút cảm lạnh bất hoạt để kích hoạt phản ứng miễn dịch với COVID-19.

Tại sao lại pha trộn và kết hợp? Các nhà khoa học suy nghĩ rằng bằng cách sử dụng các loại vắc xin khác nhau để hệ thống miễn dịch tiếp xúc với các phần khác nhau của mầm bệnh, cơ thể sẽ được huấn luyện để nhận ra các phần khác nhau của kẻ xâm lược và trở nên hiệu quả hơn trong việc bảo vệ chống lại nó.

Một luồng lý luận khác là việc sử dụng các loại vắc xin khác nhau sẽ kích hoạt các yếu tố khác nhau của hệ thống miễn dịch. Ví dụ, vắc xin vectơ vi rút được trang bị tốt để kích thích một phần của phản ứng miễn dịch, giúp tạo ra một đội quân gọi là “tế bào T sát thủ” để bảo vệ cơ thể chống lại vi rút xâm nhập. Các loại vắc xin khác được cho là nghiêng nhiều về việc thúc đẩy việc tạo ra các kháng thể để chống lại vi rút. Cả hai phản ứng của hệ thống miễn dịch đều hữu ích và lý thuyết của các nhà khoa học là kết hợp chúng có thể hiệu quả hơn một trong hai loại vắc xin.

Một lĩnh vực mà phương pháp kết hợp mang đến hy vọng nhiều nhất là trong cuộc chiến chống lại HIV, nơi các nhà phát triển vắc xin đã nghiên cứu nó trong nhiều thập kỷ. Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên trên người về phương pháp này, nhà miễn dịch học - Tiến sĩ Daniel Zagury (Đại học Pierre và Marie Curie ở Paris) đã nhận hai liều vắc xin thử nghiệm kháng HIV vào năm 1987.

Đầu tiên, một phiên bản của vi rút được thiết kế để tạo ra protein HIV trong cơ thể và sau đó tăng cường tiêm trực tiếp protein (chứ không phải vi rút được biến đổi gen). Tiến sĩ Zagury và các đồng nghiệp báo cáo rằng hệ thống miễn dịch của ông có dấu hiệu đáp ứng, bao gồm cả sản xuất kháng thể.

Dù nỗ lực tạo ra một loại vắc xin HIV đã chững lại kể từ đó, người ta vẫn còn nhiệt tình cho phương pháp pha trộn và kết hợp. Một thử nghiệm có tên RV144, được thực hiện hơn một thập kỷ trước, theo phương pháp pha trộn - kết hợp và là thử nghiệm vắc xin HIV duy nhất từng cho thấy khả năng bảo vệ chống lại vi rút.

Nhiều thử nghiệm kiểu này đang được tiến hành và hy vọng rằng việc tìm ra cặp vắc xin phù hợp sẽ chứng minh thành công.

Rõ ràng là vài vắc xin COVID-19 tự có hiệu quả mạnh mẽ và không cần phải kết hợp với các loại khác. Thế nhưng, các nhà khoa học nên theo dõi chặt chẽ kết quả các thử nghiệm kết hợp đang được tiến hành để xem liệu các nghiên cứu lớn, được kiểm soát tốt có cho thấy bất kỳ tín hiệu nào về việc bảo vệ tốt hơn hay không.

Các phát hiện có thể thông báo sự phát triển của vắc xin cho các mầm bệnh khác. Điều này đặc biệt đúng với các loại vi rút đột biến thậm chí còn nhanh hơn SARS-CoV-2, như HIV. Trong thời đại của các công nghệ vắc xin nhân rộng, có thể là trường hợp vắc xin, giống như con người, tỏ ra hiệu quả hơn khi chúng kết hợp với nhau.

Bài liên quan
Tiêm 2 liều vắc xin Pfizer ngăn ngừa 88% nhiễm biến thể Ấn Độ, vắc xin AstraZeneca ra sao?
Các quan chức y tế Anh hôm 22.5 cho biết hai liều vắc xin COVID-19 gần như có hiệu quả chống lại nhiễm biến thể coronavirus lây lan nhanh lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm kết hợp vắc xin Pfizer và AstraZeneca tốt hay không?