Các quan chức y tế Anh hôm 22.5 cho biết hai liều vắc xin COVID-19 gần như có hiệu quả chống lại nhiễm biến thể coronavirus lây lan nhanh lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ.

Tiêm 2 liều vắc xin Pfizer ngăn ngừa 88% nhiễm biến thể Ấn Độ, vắc xin AstraZeneca ra sao?

Nhân Hoàng | 23/05/2021, 07:57

Các quan chức y tế Anh hôm 22.5 cho biết hai liều vắc xin COVID-19 gần như có hiệu quả chống lại nhiễm biến thể coronavirus lây lan nhanh lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ.

Bộ trưởng Y tế Anh - Matt Hancock nói dữ liệu này mang tính đột phá và ông ngày càng hy vọng rằng chính phủ sẽ có thể dỡ bỏ nhiều hạn chế COVID-19 hơn vào tháng tới.

Một nghiên cứu của Public Health England (Tổ chức Y tế Công cộng Anh) cho thấy vắc xin Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) có hiệu quả 88% với bệnh COVID-19 có triệu chứng từ biến thể B.1.617.2 hai tuần sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin này có hiệu quả đến 93% với chủng B.1.1.7 "Kent", biến thể thống trị của Anh.

Do hãng dược Pfizer (Mỹ) cùng đối tác BioNTech (Đức) phát triển, đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào ngày 11.12.2020. Giống sản phẩm của Moderna, vắc xin này sử dụng công nghệ RNA thông tin cải tiến để đưa vào cơ thể protein đột biến trên bề mặt của SARS-CoV-2.

Trong khi hai liều vắc xin AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) có hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 từ biến thể Ấn Độ là 60%, so với 66% với biến thể B.1.1.7 "Kent", theo Public Health England.

Vắc xin COVID-19 này được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca. Vắc xin AstraZeneca sử dụng vector là virus adeno mất khả năng sao chép của tinh tinh, dựa trên phiên bản suy yếu của virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus gây bệnh COVID-19 được gọi tên là Spike hoặc S. Protein.

Spike chính là thành phần tiên phong mở đường tiến công cho SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người. Đây cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi SARS-CoV-2 xâm nhập.

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ mang mã di truyền của coronavirus quy định protein S vào tế bào của cơ thể bạn. Cơ thể bạn bắt đầu tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong máu của bạn nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập” và điều này kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. 

tiem-2-lieu-vac-xin-pfizer-ngua-88-nhiem-bien-the-an-do2.jpeg
Vắc xin Pfizer - BioNTech có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm biến thể coronavirus Ấn Độ và Anh tốt hơn AstraZeneca

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói với các đài truyền hình: “Tôi ngày càng tự tin rằng chúng tôi đang đi đúng lộ trình vì dữ liệu này cho thấy vắc xin sau khi tiêm hai liều, hoạt động hiệu quả chống lại biến thể của Ấn Độ”.

Theo kế hoạch của chính phủ Anh, việc dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 còn lại sẽ diễn ra từ ngày 21.6.

Anh đã gấp rút triển khai chương trình tiêm chủng nhanh nhất châu Âu cho đến nay nhưng nước này phải đối mặt với thách thức mới từ sự lây lan của biến thể Ấn Độ.

Dữ liệu được công bố hôm 22.5 cho thấy các ca mắc COVID-19 mới được báo cáo ở Anh đã tăng 10,5% so với ngày trước đó dù vẫn là một phần nhỏ so với mức được thấy vào đầu năm nay.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson trong tháng này đã ra lệnh tăng tốc tiêm liều thứ hai cho những người trên 50 tuổi và những người dễ bị tổn thương trên lâm sàng.

Public Health England cho biết liều đầu tiên của cả hai loại vắc xin 
Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả 33% với bệnh có triệu chứng từ biến thể B.1.617.2 sau ba tuần, thấp hơn so với 50% hiệu quả với B.1.1.7 "Kent".

Matt Hancock nói rằng điều đó cho thấy việc tiêm cả hai liều vắc xin là "rất quan trọng".

Mối lo ngại về các ca bệnh gia tăng ở Anh về biến thể Ấn Độ đã khiến Đức tuyên bố hôm 21.5 rằng bất kỳ ai nhập cảnh từ Vương quốc Anh sẽ phải cách ly trong hai tuần khi đến.

Cũng vào hôm 21.5, người đứng đầu Viện y tế công cộng của Đức cho biết vắc xin COVID-19 hiện tại có thể kém hiệu quả hơn với biến thể B.1.617.2.

Pfizer chào bán vắc xin giá ưu đãi cho Việt Nam kèm nhiều điều kiện

Theo kết quả đàm phán tính đến ngày 9.5, Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vắc xin. Theo đó, 15,5 triệu liều được giao trong quý 3.2021 và nửa còn lại được cung cấp trong quý 4.2021

Giá mua vắc xin giao tại kho của Việt Nam là 6,75 USD/liều (khoảng 155.000 đồng). Đây là mức giá ưu đãi cho nước có thu nhập thấp, chưa bao gồm thuế, phí và các chi phí liên quan.

Thế nhưng, hãng dược phẩm của Mỹ cũng đưa ra một số điều khoản ràng buộc rất chặt chẽ. Đó là hai bên sẽ phải ký thỏa thuận khung trước, rồi mới ký thỏa thuận chi tiết theo mẫu được áp dụng với 70 quốc gia khác đã nhập khẩu vắc xin của Pfizer.

Pfizer cũng yêu cầu miễn trừ trách nhiệm trong việc khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vắc xin hoặc việc sử dụng vắc xin của Pfizer; không giao hàng theo đúng số lượng, thời gian dự kiến trong thỏa thuận; không có bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm thực hiện hợp đồng; không áp dụng kê khai, kê khai lại giá…

Bộ Y tế đang trình Thủ tướng phê duyệt phương án mua lô vắc xin này. Theo Bộ Y tế, đây là vắc xin mới được nghiên cứu, sản xuất trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống đại dịch COVID-19, nên chưa có đầy đủ dữ liệu về an toàn, hiệu quả, có thể có các sự cố sau tiêm.

Vì thế, muốn mua được vắc xin của Pfizer, Chính phủ phải chấp nhận rủi ro khi sử dụng và các điều kiện của nhà cung cấp.

Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ Y tế còn đề xuất Thủ tướng cho phép miễn một số loại giấy tờ liên quan đến việc nhập khẩu như giấy chứng nhận chất lượng (kiểm định xuất xưởng) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận xuất xưởng do Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cấp…

Về cơ chế mua vắc xin của Pfizer, theo ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Y tế phải hình thành gói thầu riêng biệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, Bộ Y tế phải thực hiện các thủ tục theo quy định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Sau khi được Thủ tướng phê duyệt phương án mua, Bộ Y tế sẽ đàm phán cụ thể với Pfizer về kế hoạch giao hàng, từ đó xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ bảo quản, vận chuyển, tiêm vắc xin nếu cần thiết hoặc chủ động thực hiện.

Bộ Y tế dự kiến giao Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trình Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp vắc xin của Pfizer, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Thời gian lựa chọn nhà thầu cung cấp vắc xin Pfizer dự kiến trong tháng 5.2021.

Theo khảo sát của Bộ Y tế, hiện Việt Nam chỉ có 1 đơn vị đủ khả năng thực hiện bảo quản, vận chuyển vắc xin của Pfizer với năng lực 3 triệu liều và chi phí bảo quản, vận chuyển cao.

Để đảm bảo chất lượng bảo quản, vận chuyển vắc xin theo tiến độ cung cấp của Pfizer, bên cạnh việc xem xét thuê dịch vụ, Bộ Y tế đang lên kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống bảo quản, vận chuyển vắc xin.

Về cơ chế thanh toán chi phí tiêm vắc xin hiện nay, một số bộ ngành có ý kiến cần xem xét, cân nhắc phương án chỉ sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ chi phí tiêm vắc xin cho người nghèo, gia đình chính sách, đối tượng ưu tiên.

Các bộ ngành cho rằng cân nhắc thận trọng việc sử dụng ngân sách mua lại vắc xin của doanh nghiệp.

Bộ Y tế hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với các hãng cung cấp vắc xin, đồng thời kiểm soát chất lượng, kỹ thuật trong quá trình thực hiện.

Bài liên quan
Mỹ khiến công chúng thêm hoài nghi về độ an toàn của vắc xin AstraZeneca
AstraZeneca sẽ công bố kết quả cập nhật cuộc thử nghiệm vắc xin COVID-19 mới nhất trong vòng 48 giờ sau khi bị các quan chức y tế Mỹ quở trách, cho rằng phân tích của hãng dược Anh - Thụy Điện về hiệu quả mũi tiêm có thể không dựa trên tất cả dữ liệu mới nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm 2 liều vắc xin Pfizer ngăn ngừa 88% nhiễm biến thể Ấn Độ, vắc xin AstraZeneca ra sao?