Anitar Bullet là một giải pháp sử dụng công nghệ RFID, kết nối người chăn nuôi và các cơ sở dữ liệu khác nhau giúp theo dõi, đăng ký và nhận dạng các vật nuôi trong một khoảng thời gian ngắn nhờ điện thoại thông minh.

Thiết bị công nghệ quản lý và nhận dạng vật nuôi

Thu Anh | 11/08/2017, 17:44

Anitar Bullet là một giải pháp sử dụng công nghệ RFID, kết nối người chăn nuôi và các cơ sở dữ liệu khác nhau giúp theo dõi, đăng ký và nhận dạng các vật nuôi trong một khoảng thời gian ngắn nhờ điện thoại thông minh.

Startup đến từ Reykjavik, Icelandchia sẻ: “Karl Már, người sáng lập của chúng tôi đãgiữ ngựa của mình ở khu vực nông trại gần Reykjavik, nhưng đàn ngựa của Karl bị lẫn lộnvới ngựa của những người khác khiến anh ấy mất khá nhiều thời giantìmngựa của mình”.

Trong hai năm vừa qua, nhóm startup đãphát triển giải pháp đáp ứng được nhu cầu của các bác sĩ thú y, nông dân,nhà lai tạo. Anitar Bullet là một giải pháp sử dụng công nghệ RFID,cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát tần số sóng vô tuyến. Từ đó, con người có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Đây là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

Theo nhóm startup, công nghệ nàykết nối giữa người chăn nuôi và các cơ sở dữ liệu khác nhau, giúp theo dõi, đăng ký và nhận dạng các vật nuôitrong một khoảng thời gian ngắn… nhờ vào điện thoại thông minh.Theo đó, với phần cứng nhẹ, không thấm nước,công nghệ RFID cho phép mã được đọc từ khoảng cách lên đến 10 cm, sau đó sẽ tự động hiển thị trong ứng dụngAnitar Bullet của người dùng. Thiết bị này tương thích với hệ điều hành iOS và Android, cho phép người dùng có thể tải xuống trong cửa hàng ứng dụng để theo dõi vật nuôi.

Hiện sản phẩm đang được gọi vốn trên trang Kickstarter. Theo kế hoạch, sản phẩm sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 1.2018.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị công nghệ quản lý và nhận dạng vật nuôi