Thay vì dùng sức người để gieo sạ lúa theo kiểu truyền thống, UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa phối hợp với một doanh nghiệp tổ chức trình diễn thí điểm máy sạ lúa cụm trên cánh đồng lúa - tôm ở xã Tân Phú.

Thí điểm mô hình sạ lúa theo cụm trên cánh đồng lúa - tôm

Trần Khải | 04/10/2023, 19:50

Thay vì dùng sức người để gieo sạ lúa theo kiểu truyền thống, UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa phối hợp với một doanh nghiệp tổ chức trình diễn thí điểm máy sạ lúa cụm trên cánh đồng lúa - tôm ở xã Tân Phú.

Với kỹ thuật vận hành đơn giản, máy sạ lúa theo cụm hoạt động tương tự như máy cấy, tạo ra ruộng lúa sạ theo hàng, theo cụm như ruộng lúa cấy. Theo nhà sản xuất, việc sử dụng máy sạ lúa cụm sẽ giảm một lượng khá lớn hạt giống, giúp tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế lúa bị đổ ngã.

2-1-.jpg
Công suất máy sạ cụm có thể đạt từ 3 - 4ha/ngày

Về hiệu quả kinh tế, phương pháp sạ theo cụm vượt trội hơn cách cấy, sạ thủ công, do bỏ qua được công đoạn gieo mạ, giảm được nhiều chi phí và công sức. Ngoài ra, ruộng lúa sạ theo cụm giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Máy sạ cụm được thiết kế là máy xới đất kết hợp lắp đặt dàn sạ cụm được cải tiến gọn nhẹ, nhưng công suất vận hành lớn, không bị lún trên nền đất yếu, giá thành rẻ. Đặc biệt, thiết bị này có đủ linh kiện thay thế được bán phổ biến trên thị trường.

Với những ưu điểm trên, ngày 25.4.2022, mô hình sạ lúa theo cụm đã được Cục Trồng trọt đưa vào quy trình, kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL.

3.jpg
Việc sạ lúa bằng máy giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất

Tại buổi trình diễn, nhiều nông dân và đại diện các HTX trên địa bàn huyện Thới Bình đã thẳng thắn trao đổi về tính khả thi khi đưa vào sử dụng máy trên đất nuôi tôm. Bà con cho rằng cần đánh giá lại một cách cụ thể về tính hiệu quả của máy.

Một số ý kiến cho rằng nhà sản xuất nên có sự cải tiến thiết bị để phù hợp hơn với đặc thù của địa phương. Theo đó, cần có sự điều chỉnh khoảng cách hạt giống chứa trong thân máy và mặt ruộng để hạn chế tác động của gió. Công suất của máy sạ có thể đạt từ 3 - 4ha/ngày, tuy nhiên theo bà con nông dân, đặc thù địa hình khó di chuyển của địa phương thì công suất gieo sạ trên là chưa khả thi.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho rằng việc áp dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, đối với máy sạ cụm này cần phải tính toán lại tính khả thi đối với đặc thù thổ nhưỡng ở địa phương. Theo ông Bạo, cùng một địa phương và cùng sản xuất theo mô hình lúa - tôm, nhưng mỗi nơi có cách canh tác khác nhau và điều kiện địa hình cũng khác nhau.

Bài liên quan
Cà Mau: Mô hình tôm-rừng đạt chuẩn ASC nhóm
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng", đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thí điểm mô hình sạ lúa theo cụm trên cánh đồng lúa - tôm