Vào các ngày trong tuần, trụ sở mới của Naver gần thủ đô Seoul (Hàn Quốc) giống cảnh trong phim khoa học viễn tưởng, với khoảng 40 robot chạy khắp các tầng và giao bưu kiện cũng như cà phê Starbucks cho nhiều người.

Tham vọng với robot 5G không CPU, GPU của ‘Google Hàn Quốc’ ở trụ sở như trong phim

Sơn Vân - Ảnh: Reuters | 25/05/2022, 14:40

Vào các ngày trong tuần, trụ sở mới của Naver gần thủ đô Seoul (Hàn Quốc) giống cảnh trong phim khoa học viễn tưởng, với khoảng 40 robot chạy khắp các tầng và giao bưu kiện cũng như cà phê Starbucks cho nhiều người.

Các robot có tên gọi Rookies len lỏi giữa mọi người và thậm chí đi thang máy nhìn xuyên thấu dành riêng cho mình để lên 28 tầng của tòa nhà. Điều quan trọng với Naver, tập đoàn công nghệ được mệnh danh là “Google Hàn Quốc”, bộ não của Rookies được lưu trữ trên dịch vụ đám mây và kết nối với robot thông qua mạng 5G riêng siêu nhanh.

Trong khi các robot dường như đang làm tốt công việc của mình, các lãnh đạo cấp cao Naver vẫn thận trọng về tương lai thương mại của ngành kinh doanh robot non trẻ, mà công ty đã đầu tư 550 triệu USD, khi công nghệ 5G đặt ra nhiều thách thức.

Đây sẽ là một nhiệm vụ lâu dài”, Seok Sang-ok, Giám đốc điều hành của chi nhánh đầu tư & phát triển Naver Labs, dẫn đầu dự án robot, nói với Reuters. Ông Seok Sang-ok từ chối đưa ra bất kỳ dự báo tài chính nào cho doanh nghiệp.

Naver là nhà điều hành cổng thông tin tìm kiếm thống trị của Hàn Quốc và là 1 trong 10 công ty niêm yết đắt giá nhất với giá trị vốn hóa thị trường là 35 tỉ USD.

“Google Hàn Quốc” đã và đang thúc đẩy 5G, trở thành công ty phi viễn thông đầu tiên của đất nước được phép chạy mạng 5G tại địa phương vào tháng 12.2021.

Nhận định thận trọng của Naver với lĩnh vực kinh doanh robot nhấn mạnh những thách thức mà các công ty phải đối mặt trong việc biến những ý tưởng đổi mới đầy hứa hẹn với 5G thành thành công thương mại. Chúng bao gồm các rào cản quy định liên quan đến các dịch vụ mới như lái ô tô tự hành, triển khai mạng chắp vá và từng bước nâng cấp công nghệ.

tham-vong-voi-robot-khong-cpu-gpu-cua-naver.jpg
Một robot sử dụng mạng 5G di chuyển trong văn phòng công ty Naver ở thành phố Seongnam, Hàn Quốc
tham-vong-voi-robot-khong-cpu-gpu-cua-naver1.jpg
Robot sử dụng mạng 5G chuẩn bị dịch vụ giao hàng tại văn phòng công ty Naver
tham-vong-voi-robot-khong-cpu-gpu-cua-naver122.jpg
Một nhân viên chỉ vào màn hình hiển thị robot sử dụng mạng 5G tại văn phòng công ty Naver

Ngay cả ở một quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Hàn Quốc, nhà tiên phong 5G của châu Á từng ra mắt mạng di động thế hệ thứ năm vào 2019, nhu cầu về dịch vụ này vẫn bị hạn chế và các hãng viễn thông miễn cưỡng đầu tư số tiền lớn cần thiết để tăng tốc độ kết nối lên các dịch vụ hỗ trợ như lái ô tô tự hành.

Khoảng 45% người dân Hàn Quốc đang sử dụng 5G, một trong những tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu, sau khi nước này chi khoảng 20 tỉ USD cho việc nâng cấp mạng giúp tăng tốc độ kết nối lên gấp 5 lần. Thế nhưng, các công ty viễn thông đã không sẵn sàng đầu tư vào công nghệ huyền ảo hơn có thể tăng tốc độ gấp 20 lần so với 4G.

Đó là bởi vì nhu cầu vẫn chưa có. Các nhà sản xuất ứng dụng đã không mang đến các dịch vụ thị trường đại chúng như lái ô tô tự hành, vốn đòi hỏi tốc độ cao hơn. Khách hàng có thể xem Netflix và lướt net đủ tốt với công nghệ 5G hiện có.

Lợi thế chi phí?

Dù các Rookies đang thực hiện các chức năng cơ bản và độ tin cậy được kiểm tra trong các cài đặt được kiểm soát tương đối, các lãnh đạo Naver đang dựa vào chi phí của chúng như một ưu điểm để sử dụng rộng rãi hơn.

Naver từ chối tiết lộ giá Rookies, nhưng cho biết việc loại bỏ CPU (bộ xử lý trung tâm), GPU (bộ xử lý đồ họa) khỏi robot và giữ "bộ não" của nó trên dịch vụ đám mây có thể làm giảm chi phí mỗi bộ phận hơn 1.500 USD.

Seok Sang-ok cho biết: “Độ trễ thấp của 5G là chìa khóa để bỏ máy tính bên trong robot để nó có thể truy cập sức mạnh tính toán lớn không giới hạn bởi kích thước robot”.

Naver có kế hoạch tăng số lượng robot lên 100 trong năm nay và cũng cho phép chúng thực hiện công việc thiết lập, bảo trì tại trung tâm dữ liệu khổng lồ sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

Trung tâm này rộng 300.000 mét vuông và có thể ít nhất 100.000 máy chủ hoạt động, phù hợp với quy mô các trung tâm dữ liệu lớn nhất của Microsoft hoặc Apple, theo Naver.

"5G là một mạng có nhiều ưu điểm, nhưng phải được tối ưu hóa cho robot thay vì điện thoại. Không ai có thể làm được, nhưng chúng tôi đang làm được", Won Choong-lyol của Naver Labs cho biết trong cuộc phỏng vấn.

Naver hợp tác với Đại học Bách Khoa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về trí tuệ nhân tạo

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về trí tuệ nhân tạo ra mắt tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào sáng 31.3.2021. Đây là dự án hợp tác đầu tiên giữa Naver với trường đại học ở Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về trí tuệ nhân tạo thuộc dự án Vành đai nghiên cứu AI toàn cầu (Global AI R&D Belt) của Naver, được tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội hợp tác xây dựng phát triển từ đầu năm 2020. Theo đó, Naver và Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành trung tâm vì mục đích phát triển nghiên cứu nền tảng chuyên sâu, đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực AI.

Giáo sư Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Trung tâm cho ông Park Dongjin – Tổng giám đốc điều hành Naver Việt Nam.

Trong mục tiêu dài hạn, rrung tâm sẽ là nơi kết nối các đơn vị nghiên cứu về AI trong phạm vi cả nước, cũng như tăng cường liên kết và hợp tác với các trung tâm AI hàn lâm và công nghiệp mạnh trên thế giới, để triển khai các nghiên cứu cơ bản tạo ra các công nghệ lõi "Make in Vietnam", mà còn chú trọng đến phát triển ứng dụng AI trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Trung tâm hiện có hơn 50 nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hà Nội và một số chuyên gia hàng đầu đến từ các trường/viện, tập đoàn công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến AI và ứng dụng, như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, tối ưu hóa, mạng thông minh, tin học y sinh, công nghệ phần mềm thông minh...

Giáo sư Hồ Tú Bảo, một trong những nhà khoa học người Việt có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực AI và học máy được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của trung tâm này.

Ngoài ra, Naver sẽ cử các chuyên gia hàng đầu về AI hỗ trợ, chia sẻ kiến thức và nguồn tài nguyên sẵn có để tạo điều kiện cho các học viên của trung tâm học tập và nghiên cứu chuyên sâu.

Bài liên quan
Chuyên gia phản ứng khi tỷ phú Elon Musk  đặt cược vào phần mềm tự lái ô tô điện và robot Optimus
Giám đốc điều hành Elon Musk cho biết sản phẩm quan trọng nhất của Tesla trong 2022 và 2023 sẽ không phải là ô tô điện, mà là phần mềm điều khiển chúng hoàn toàn tự động và robot hình người làm việc ở nhà máy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham vọng với robot 5G không CPU, GPU của ‘Google Hàn Quốc’ ở trụ sở như trong phim