Theo các nhà khoa học, cổ chai và những khe nứt nhỏ ở chai, lọ là những nơi thích hợp cho vi khuẩn và những mầm bệnh sinh sống.

Tác hại khó lường từ việc tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần

01/08/2016, 11:08

Theo các nhà khoa học, cổ chai và những khe nứt nhỏ ở chai, lọ là những nơi thích hợp cho vi khuẩn và những mầm bệnh sinh sống.

Ảnh minh họa

Cuộc sống hiện đại với những khó khăn về tài chính khiến nhiều người, đặc biệt là những bà nội trợ có xu hướng tiết kiệm và dần hình thành thói quen tái sử dụng lại những chai nhựa, hộp nhựa để làm vật dụng trang trí hoặc tích trữ đồ ăn… Đa phần trong số họ cho rằng đó là việc làm vô hại.

Hoàng Hà, nữ sinh viên đang ở trọ tại khu tập thể trên phố Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi lần uống nước suổi hoặc nước ngọt đóng chai xong tôi đều giữ lại vỏ để làm bình đựng nước, vừa tiện vừa tiết kiệm. Chưa kể, mỗi khi pha nước trái cây, tôi cũng có thói quen bỏ vào từng chai nhựa rồi mang theo khi đi học”.

Cũng giống như Hà, chị Minh Phương (phố Xã Đàn, Hà Nội) cũng luôn tận dụng những chai nhựa, hộp nhựa để làm vật dụng hằng ngày. Ngoài việc sử dụng để đựng nước uống, chị Phương còn dùng để chứa một số loại gia vị thường dùng với lý do tiết kiệm, tiện lợi...

Nhiều người dân thường xuyên có thói quen dùng lại đồ nhựa đã qua sử dụng (Ảnh: Internet)

Dù trước đó Bộ Y tế đã có quy định rõ ràng nhựa nào dùng cho thực phẩm, nhựa nào thì không được dùng, nhưng công tác hậu kiểm các loại đồ nhựa đựng thực phẩm trên thị trường chưa được quan tâm nhiều. Các loại nhựa tổng hợp của nhiều loại nhựa khác nhau sẽ làm thay đổi tính chất, hoá dẻo… nếu dùng lại không đúng cách sẽ gây hậu quả khôn lường. Nhưng có lẽ những khuyến cáo này vẫn chưa được người dân lưu tâm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Trường đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết có những loại đồ nhựa có thể được dùng cho thực phẩm và có những loại không được dùng, điều này đã có trong quy định của Bộ Y tế. Nhà sản xuất sẽ dựa vào những quy định này mà sản xuất ra những đồ dùng bằng nhựa theo đúng chức năng. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều người dân vẫn còn giữ suy nghĩ bất cứ đồ nhựa nào cũng có thể đem đựng thực phẩm.

Từ sự chủ quan, thiếu nhận thức đó mà nhiều gia đình vẫn tận dụng các thùng nhựa để muối dưa, sử dụng lại các chai nước để tiếp tục đựng nước uống hoặc các loại gia vị dạng lỏng khác… Ngay cả những quán ăn cũng áp dụng điều này.

Trong nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh, các chất hóa học trong nhựa có thể gây rối loạn các hormone giới tính dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ, tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như có khả năng gây ung thư.

Tuy nhiên, một số người dân hay có thói quen sửa dụng lại chai nhựa, hộp nhựa đã qua sử dụng lại cho rằng sau khi sử dụng có thể làm sạch bằng việc tráng qua xà phòng, hay tiệt trùng bằng nước nóng. Trên thực tế, việc làm đó cũng chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn và vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, nước nóng còn là tác nhân giúp tăng vi khuẩn có hại, giúp vi khuẩn chuyển hóa và gây độc cho cơ thể.

Ký hiệu của các loại chai nhựa chỉ dùng duy nhất 1 lần (Ảnh: Internet)

Nhưng theo một nghiên cứu cho thấy, có những chai nhựa vẫn có thể tái sử dụng được khi trên thân hoặc đáy chai có các kí hiệu HDP, HDPE: loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Theo chuyên gia nhận định, nhựa HDPE là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến và an toàn nhất.

Ngoài ra, nếu trên chai nhựa có xuất hiện kí hiệu PP thì cũng là những sản phẩm nhựa an toàn khi tái chế bởi ưu điểm nhẹ và có khả năng chịu nhiệt cao thường được sử dụng làm hộp đựng thức ăn, ống hút…

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo không nên mua hoặc tái chế các sản phẩm từ nhựa mà trên đó có chứa dòng chữ PVC, 3V, LDPE, PET, PETE bởi nó thường được sử dụng trong việc làm phụ tùng ống dẫn nước, đồ nội thất, quần áo… hoặc là ký hiệu của loại chai chỉ dùng duy nhất 1 lần.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác hại khó lường từ việc tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần