Giữa làn sóng COVID-19, chuỗi nhà vệ sinh của Mister Loo nổi lên như người chiến thắng.

‘Starbucks ngành toilet’ thắng lớn trong đại dịch với chuỗi nhà vệ sinh sạch, có máy lạnh và cảm biến

Nhân Hoàng | 23/02/2021, 14:21

Giữa làn sóng COVID-19, chuỗi nhà vệ sinh của Mister Loo nổi lên như người chiến thắng.

starbucks-cua-nganh-toilet.jpg
Hai người đồng sáng lập Mister Loo là Andreas Wanner (trái) và Dominik Schuler tại cơ sở nhà vệ sinh của công ty ở Bangkok

Chuỗi nhà vệ sinh công cộng thu tiền đã chiến thắng lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Thái Lan. Các cơ sở được vận hành bởi Mister Loo, công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ với mục tiêu trở thành "Starbucks của ngành công nghiệp toilet".

Với nhận thức của cộng đồng về vệ sinh ngày càng tăng khi loại coronavirus chết người lây lan, Mister Loo đang trở nên phổ biến ở Đông Nam Á bằng cách nhấn mạnh sự sạch sẽ của chúng.

"Nó rất sạch sẽ và không có mùi hôi. Đáng giá 10 baht", Chanyarot (48 tuổi) cho biết sau khi sử dụng nhà vệ sinh do Mister Loo điều hành tại một trung tâm mua sắm ở khu phố Tàu, Bangkok.

Phòng ốp gỗ được trang bị máy lạnh tốt với nền nhạc Thái Lan nổi tiếng, có mùi thơm thoang thoảng khắp nơi.

Trung bình, số tiền đi vệ sinh công cộng ở Thái Lan, bao gồm cả trong các khu du lịch, tốn khoảng 3 baht cho mỗi lần sử dụng.

Mister Loo tính phí 10 baht (7.600 đồng) với nhà vệ sinh cao cấp có máy lạnh và 5 baht cho nhà vệ sinh thông thường. Ở khu phố Tàu, có nhà vệ sinh miễn phí ở tầng khác, nhưng nhiều người vẫn chọn Mister Loo.

Mister Loo ban đầu nhắm mục tiêu đến khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan. Thế nhưng, số lượng du khách nước ngoài đã giảm do các hạn chế nhập cảnh liên quan đến đại dịch COVID-19. Sự phổ biến của Mister Loo với người dùng địa phương đã bù đắp cho việc sụt giảm người dùng nước ngoài và doanh số của công ty trong 2020 đã cao hơn so với năm trước.

Điểm thu hút chính của nhà vệ sinh Mister Loo là sự sạch sẽ của chúng. Sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt, nhân viên khử trùng phòng sau mỗi khách lần sử dụng.

Trong các phòng vệ sinh cao cấp, hầu hết đồ đạc và thiết bị - từ nút xả nước, thùng vệ sinh đến hộp đựng xà phòng - đều được điều khiển bằng cảm biến, nên người dùng không cần chạm vào bất kỳ thiết bị nào.

Mỗi nhân viên được đào tạo về làm sạch nhà vệ sinh, trong khi công ty theo dõi chặt chẽ các phản hồi mà khách hàng có thể gửi bằng mã QR được hiển thị tại mỗi cơ sở.

starbucks-cua-nganh-toilet1.jpg
Tại Mister Loo, các tiếp viên dọn dẹp nhà vệ sinh sau mỗi lần khách sử dụng

Mister Loo được thành lập bởi Dominik Schuler và Andreas Wanner, cựu giám đốc ngân hàng đầu tư và dịch vụ tài chính tại UBS (Thụy Sĩ).

Mister Loo đã huy động được khoảng 2,8 triệu USD kể từ khi thành lập vào năm 2015, đang hoạt động tại 40 địa điểm ở Thái Lan và 2 địa điểm Việt Nam. Công ty đang xúc tiến kế hoạch thiết lập các cơ sở tương tự ở Indonesia và Philippines.

Dựa trên tiềm năng thị trường chưa được khai thác và thông qua hợp tác với các đối tác kinh doanh, Mister Loo đặt mục tiêu mở rộng danh mục đầu tư hiện tại từ 42 địa điểm lên 1.400 địa điểm vào năm 2025. Để tài trợ cho sự tăng trưởng này, Mister Loo đang trong quá trình huy động 10 triệu USD", Dominik Schuler nói.

Ở Thái Lan, khoảng 12.000 người sử dụng nhà vệ sinh Mister Loo mỗi ngày. Hai người sáng lập Mister Loo nói rằng nhà vệ sinh không sạch sẽ không còn được chấp nhận và công ty là người chiến thắng rõ ràng trong bối cảnh đại dịch.

"Điều quan trọng là phải xây dựng danh tiếng thương hiệu nổi bật để khách hàng nhận thức được dịch vụ cao cấp và sự xuất sắc của doanh nghiệp được cung cấp tại mỗi địa điểm. Vì vậy, Mister Loo muốn trở thành Starbucks trong ngành công nghiệp toilet", Andreas Wanner nói.

Mister Loo mang đến không gian thư giãn tại một số cơ sở cao cấp, nơi người dùng cũng có thể kiểm tra các chỉ số sức khỏe như huyết áp, mỡ trong cơ thể. Dominik Schuler nói: “Những phòng chờ khách hàng cung cấp các dịch vụ ngoài nhà vệ sinh đơn thuần và sẽ được phát triển thành các trung tâm y tế điện tử góp phần vào sức khỏe cộng đồng”.

Làm cho toilet hợp vệ sinh được phổ biến rộng rãi là thách thức toàn cầu. Theo UNICEF, tỷ lệ dân số thế giới được sử dụng toilet hợp vệ sinh tăng từ 28% vào năm 2000 lên 45% năm 2017 nhưng vẫn còn 4,2 tỉ người chưa dùng chúng.

Khi nhu cầu về các nhà vệ sinh như vậy tăng lên để ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, cơ hội kinh doanh đang mở ra cho các doanh nghiệp như Mister Loo.

Bài liên quan
Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, giám đốc bệnh viện không được xét thi đua
Nếu các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thì giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm và bản thân không được xét thi đua cuối năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Starbucks ngành toilet’ thắng lớn trong đại dịch với chuỗi nhà vệ sinh sạch, có máy lạnh và cảm biến