Nếu các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thì giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm và bản thân không được xét thi đua cuối năm.

Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, giám đốc bệnh viện không được xét thi đua

Hồ Quang | 09/11/2020, 17:07

Nếu các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thì giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm và bản thân không được xét thi đua cuối năm.

Ngày 9.11, Sở Y tế TP.HCM thông báo kết luận của giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh về việc chấn chỉnh các bệnh viện trong việc đảm bảo nhà vệ sinh đạt chuẩn quy định.

nha-ve-sinh-khong-dat-chuan-giam-doc-benh-vien-khong-duoc-xet-thi-dua-hinh-anh(1).png
Nhà vệ sinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - Ảnh: PV

Ông Bỉnh giao cho Phòng kế hoạch tài chính của Sở Y tế có văn bản chấn chỉnh các đơn vị về nhà vệ sinh bệnh viện phải đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời, ông Bỉnh yêu cầu các đơn vị tiến hành kiểm tra đột xuất nhà vệ sinh các bệnh viện, nếu nhà vệ sinh bệnh viện nào không đạt chuẩn thì giám đốc và trưởng phòng hành chính quản trị của bệnh viện đó phải chịu trách nhiệm và không được xét thi đua cuối năm.

Theo Sở Y tế TP.HCM, nhà vệ sinh trong bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như: lây lan bệnh tật trong bệnh viện; hạ thấp phẩm giá của người sử dụng dịch vụ y tế; nhịn đại tiểu tiện do sợ vào nhà vệ sinh bẩn gây nguy hại cho cơ quan tiêu hóa, bàng quang, đường tiết niệu; đi tiểu và đại tiện bừa bãi ra môi trường bệnh viện; không có điều kiện, thiết bị để thực hiện rửa tay với xà phòng; mất mỹ quan cho quang cảnh bệnh viện; người bệnh không muốn đến khám chữa bệnh…

Theo Bộ tiêu chuẩn nhà vệ sinh trong bệnh viện được Bộ Y tế quy định là mỗi nhà vệ sinh phải có các thiết bị vệ sinh cần có như: chậu rửa, bệ xí, bệ tiểu đối với phòng khám và các khoa phòng chuyên môn điều trị. Phòng khám được quy định theo số lần đến khám trong ngày, còn các khoa phòng điều trị quy định chung là cứ 2 phòng có 1 bệ xí, một bệ tiểu và 1 bệ giặt; hoặc cứ 15 người có 1 chỗ tắm, 1 bệ xí, 1 bệ tiểu và 1 bệ giặt. Nhà vệ sinh phải bố trí nam riêng, nữ riêng. Diện tích trung bình của nhà vệ sinh quy định từ 9 đến 12m2.

Tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là ít nhất 20 người có 1 nhà vệ sinh. Trong nhà vệ sinh phải bố trí thiết bị hỗ trợ riêng cho người tàn tật và có bệ xí dành cho trẻ em tại khoa nhi. Nhà vệ sinh cho cán bộ, nhân viên y tế cần được bố trí riêng với của người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ y tế cũng đã đưa tiêu chuẩn nhà vệ sinh bệnh viện vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Theo đó, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện có quy định 5 mức đánh giá chất lượng nhà vệ sinh với 23 tiểu mục.

Bài liên quan
Vụ sản phụ chết tại Bệnh viện Việt Pháp, Bộ Y tế yêu cầu làm rõ
Xung quanh cái chết của một sản phụ sau khi sinh tại Bệnh viện Việt Pháp, Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện này lập Hội đồng chuyên môn và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân nếu có vi phạm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, giám đốc bệnh viện không được xét thi đua