Dưới sự trị vì của Adolf Hitler, đàn ông đồng tính phải mang dấu tam giác hồng khét tiếng và bị bắt đưa về các trại cải tạo. Tuy nhiên, số phận của của những người đồng tính nữ sống trong thời Holocaust (cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái) thì hoàn toàn khác hẳn. Nó khủng khiếp hơn và hầu như chẳng ai biết đến.

Số phận ít được biết đến của người đồng tính nữ dưới thời Hitler

Một Thế Giới | 26/02/2015, 11:37

Dưới sự trị vì của Adolf Hitler, đàn ông đồng tính phải mang dấu tam giác hồng khét tiếng và bị bắt đưa về các trại cải tạo. Tuy nhiên, số phận của của những người đồng tính nữ sống trong thời Holocaust (cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái) thì hoàn toàn khác hẳn. Nó khủng khiếp hơn và hầu như chẳng ai biết đến.

Ký giả Stefanie Gerdes cho biết người đồng tính nữ là những nạn nhân bị quên lãng trong thời Holocaust, chính vì thế mà câu chuyện về khoảng thời gian bị tra tấn, trốn chạy cũng như quyết tâm của họ cần phải được kể lại. Tuy nhiên, những điều mà chúng ta biết khá chấp vá. Những câu chuyện về đau đớn, khổ ải cũng như những chống cự quyết liệt của phụ nữ dưới ách thống trị của Đức Quốc xã đã được ghi nhận. Ví dụ như nhiều người đã phải trốn chạy khỏi tình trạng bạo lực và nạn mại dâm ép buộc để di dân sang Anh và Mỹ.
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
 Hitler - kẻ đã ra lệnh tàn sát hơn 6 triệu người Do Thái trên khắp thế giới
Tạp chí nữ quyền của Đức - EMMA, gọi những phụ nữ đồng tính này là "các nạn nhân bị bỏ quên" trong nỗ lực "làm sạch nòi giống" Đức của Hitler. 
Annette Eick, một người Do Thái từng sinh sống tại Đức, là một trong những phụ nữ đồng tính đã rời bỏ quê hương vào thời điểm đó. Khi mới lên 10, bà đã viết một bài văn tại trường học nói về giấc mơ được sống những ngày cuối đời với bạn gái, động vật và việc viết lách. Năm 2000, bà Eick đã chia sẻ câu chuyện của mình trong bộ phim tài liệu Paragraph 175.
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
 Annette Eick tại Anh
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
"Gia đình tôi không phải là những người sùng đạo nhưng chúng tôi vẫn ăn mừng các ngày lễ thánh. Vậy nên chúng tôi mới tự gọi mình là người Do Thái Yom Kippur", bà Eick nói. 
Trước khi Đức Quốc xã nắm quyền lực, có thể nói Berlin - nơi bà đang sống, là một trong những nơi tuyệt vời nhất thế giới đối với người LGBTI. Tại đó có một cộng đồng người đồng tính tuy nhỏ nhưng lại rất có tiếng nói. "Tôi phải nói là tôi có hơi sợ", bà hồi tưởng lại lần đầu bước chân vào một câu lạc bộ LGBTI. "Nếu bạn chưa bao giờ thấy các chàng trai hay các cô nàng đồng tính mạnh mẽ, ở đó có rất nhiều".
Chính tại một trong những câu lạc bộ như vậy, bà Eick đã gặp một cô gái Do Thái trẻ cũng sinh sống tại Berlin. Người phụ nữ này ngay lập tức trở thành một người quan trọng trong cuộc đời bà. "Tôi thấy một cô gái, nhìn khá giống Marlene Dietrich," bà kể. "Chúng tôi gặp nhau được vài lần, và cô ấy đã gửi cho thôi tờ thông hành đã cứu sống đời tôi theo nghĩa đen".
Khi quân đội Nazi nắm quyền tại Đức, Berlin ngay lập tức trở thành một điểm chết đối với người đồng tính. Các nhóm đồng tính bị cấm, các câu lạc bộ bị tháo gỡ vá tất cả đều bị ép buộc chuyển mình cho phù hợp với "một nước Đức bình thường".
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
Lúc đó, bà Eick đang làm công việc giữ trẻ và phải đối mặt với tình trạng kỳ thị ngày càng gia tăng do nguồn gốc Do Thái của mình. Bà đã chuyến đến một nông trại tại Brandenburg cùng nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên khác. Họ chuẩn bị trốn khỏi Đức để đến Palestine. Bà còn nhớ những khi mình hát thầm các bài hát Do Thái khi làm việc trên đồng cũng như nỗi sợ hãi thường trực.
"Tôi có linh cảm rất tốt", bà nói, "và tôi cảm thấy một điều ghê gớm sắp diễn ra. Tôi quyết định sẽ đi đến vùng thôn quê, và thế là tôi đi".
Vào "Đêm kính vỡ" lịch sử, giữa ngày 9 và ngày 10 tháng 11 năm 1938, quân đội Nazi đột kích nông trại. Đó là một phần của cuộc tổng tấn công nhắm vào người Do Thái trên khắp nước Đức và Áo. 
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
 Một phân cảnh của bộ phim tài liệu Paragraph 175
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
 
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
 
"Nhưng không phải người Đức nào cũng khát máu và đáng sợ", bà Eick nhớ lại, "Mọi người tại nông trại đều bị giam giữ tại đồn cảnh sát, nhưng vợ của một cảnh sát đã cố tình không khóa cửa buồng giam, giúp nhiều người trốn thoát".
Bà Eick trở về nông trại lúc này đã bị thiêu rụi và tìm passport của mình: "Tôi bước vào và, quả thật là một phép màu, tôi tìm thấy passport của mình trong đống vụn vỡ mà không bị thương tích gì cả. Tôi nhảy lên xe đạp và đi đến Berlin".
Bà dự định sẽ quay về với gia đình mình tại Berlin thì may mắn đã mỉm cười với bà. Một người đưa thư giao cho bà lá thư từ người tình cũ. Người phụ nữ giống như Marlene Dietrich năm xưa đã gửi cho bà một bức thư cùng với thứ đã cứu sống bà - tờ thông hành đến Anh. 
Bà đã may mắn thoát thân nhưng gia đình của bà thì không được như vậy.
"Tôi không thể tin nổi. Nếu tôi không nhận được lá thư đó," bà nói, "tôi đã đi cùng gia đình đến Auschwitz".
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
Bộ luật năm 1872, đoạn 175 cấm việc quan hệ tình dục giữa đàn ông với nhau và giữa người với động vật, nhưng không nói gì đến phụ nữ. Đồng tính nữ, vì thế có thể xem là hợp pháp tại Đức. Tuy nhiên ở Áo, sau đó cũng bị Đức chiếm giữ, thì quan hệ tình dục giữa phụ nữ cũng được xem là phạm pháp từ thế kỉ 19.
Tuy không bị cấm đoán trong luật pháp, người đồng tính nữ vẫn không được xem là bình thường dưới xã hội Hitler, đặc biệt là những người phụ nữ không kết hôn hay không có con. Họ còn bị gọi là  "phi xã hội" và bị các "vệ sinh viên chủng tộc" đánh đồng là người mại dâm.
Heinrich Himmler, Reichsführer-SS (lãnh đạo SS), nói: "Những ai có quan hệ đồng tính nợ nước Đức những đứa con". 
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
Luật pháp Đức thường không xem trọng phụ nữ vì Đức quốc xã xem họ là những người không quan trọng. Phụ nữ là những thực thể phi giới tính, phải bám chặt các qui ước xã hội, tức phải bám lấy chồng mình, sinh con đẻ cái và chấp nhận vai trò của một người vợ, một người mẹ.
Vai trò một chiều này của phụ nữ đã được miêu tả trong bài luận của Doris Seekamp và Cora Mohr: "Phụ nữ Aryan kết hôn và sinh con cho Führer".
Khi Nazi xem xét việc mở rộng Đoạn 175 vào năm 1935, cùng việc thêm quan hệ đồng tính nữ vào lệnh cấm. Tuy nhiên, điều đó đã không được đề cập đến vì phụ nữ chỉ đóng một "vai trò rất nhỏ trong đời sống công cộng".
Bên cạnh đó, họ cho rằng các quan hệ đồng tính nữ rất khó nắm bắt bởi vì phụ nữ vốn "luôn thân thiết trong giao tiếp công cộng" và vai trò của phụ nữ trong các văn phòng công chúng cũng không mấy ảnh hưởng đến xã hội như đàn ông đồng tính.
Chính hình ảnh người vợ, người mẹ Đức này đã cứu hầu hết các phụ nữ đồng tính khỏi việc bị bắt và bị giam trong các trại tập trung. Nazi xem xu hướng tính dục của họ là "có thể chữa được". Ngoài ra, phụ nữ đồng tính không được cho là "mất khả năng sinh sản" vì họ còn có thể mai thang, và quan trọng hơn là họ có thể ép buộc phụ nữ mang thai khi cần thiết. Đồng tính nữ, do đó, được xem là tạm thời và có thể chữa được.
Các lưu trữ ở các trại tập trung đều đã bị hủy, khiến chúng ta khó lòng mà biết được bao nhiêu người đã chết. Trong khi số người Do Thái bị biết hại tại các trại tập trung có thể lần mò được nhưng số lượng người đồng tính, người Romani, tù nhân chính trị và nhiều người khác thì khó mà điều tra.
Số lượng phụ nữ đồng tính bị bắt giam cũng không tài nào biết được. Các nhà nghiên cứu chỉ tìm ra vài trường hợp đặc biệt mà phụ nữ đồng tính bị chuyển đến các trại tập trung.
Một trong số đó là Henny Schermann, một nhân viên bán hàng ở Frankfurt. Vào năm 1940, bà đã bị bắt và chuyển đến trại tập trung Ravensbrueck. Bà chết vào năm 1942.
Những câu chuyện tại trại tập trung nữ, tuy không bạo lực như trại dành cho nam giới, nhưng cũng phản ánh rõ cách Nazi "sửa chữa” phụ nữ đồng tính.
Nhiều nhân chứng kể lại rằng các phụ nữ bị bắt giữ, trừ phi là người Do Thái, đều bị buộc phải hoạt động mại dâm, làm việc trong các nhà chứa của trại. Họ không chỉ phải phục vụ những người thuộc SS mà còn phải làm tình với những người đồng tính nam trong trại, nhằm "chữa trị" cho cả hai.
Đáng sợ hơn là những người phụ nữ này đều có "hạn sử dụng", đến hạn đa số họ đều bị giết. Hạn sống bình thường của một phụ nữ bị buộc hoạt động mại dâm tại các trại cải tạo như thế thường chỉ kéo dài sáu tháng.
Các phụ nữ đồng tính nếu không bị bắt vào trại cải tạo, thường ít cởi mở về xu hướng tính dục của mình và che dấu con người thật. Một số khác, đặc biệt là người có gốc nước ngoài, đều cố gắng bỏ đi khỏi Đức. Cũng có một số ít kết hôn với người đồng tính nam để tạo thành lớp vỏ bọc hoàn hảo cho cả hai.
Những người ở lại phải đối mặt với nhiều luật lệ khinh nữ, buộc họ phải hoàn thành vai trò làm mẹ chứ không được làm việc. Nếu có, họ cũng chỉ được làm những việc với đồng lương ít ỏi.
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
Phụ nữ đồng tính chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong các luật lệ hà khắc này. Việc không thể sống nhờ vào đồng lương của người chồng không chỉ mang lại những khó khăn về mặt kinh tế bên cạnh các áp lực xã hội đã làm cuộc sống họ vô cùng khốn đốn, đặc biệt là khi thêm vào nỗi sợ bị phát hiện và bị bắt giam.
Một trong những nhà hoạt động xã hội đồng tính nữ thời đó là Lotte Hahm, biên tập viên của Die Freundin (tạm dịch: "Bạn gái"). Bà đã từng nhiều lần tổ chức các buổi tiệc khiêu vũ dành riêng cho nữ giới vào thập niên 1920 tại Berlin. Thế nhưng khi Nazi phá tan cộng đồng LGBT và cấm các tạo chí đồng tính, bà bắt đầu hoạt động ngầm.
dong tinh nu, Hitler, Holocaust, dan ap, LGBT
Nhiều lần cảnh sát muốn bắt giam bà, trong đó có một lần bố của bạn gái bà tố cáo bà dụ dỗ trẻ thành niên. Một ngày nọ, một người đàn ông lạ mặt bắt chuyện với bà tại khu  Alexanderplatz ở Berlin và nhờ bà xem chừng túi xách của mình. Cái vali này chứa đầy các tài liệu cộng sản bị cấm. Bà Hahm liền bị bắt giam tại Gestapo, chỉ vài phút sau khi đồng ý giữ hộ cái vali.
Sau đó, bà bị chuyển tới Moringen, một trại tập trung dành riêng cho phụ nữ. Ở đó, bà đã bị đánh đập, bị tra tấn bằng dây roi và bị thảy vào các bồn tắm lạnh như băng. 
Khi được trả tự do, bà khôi phục lại ngay hoạt động. Bà lập nên một nhóm vận động quyền, một câu lạc bộ phụ nữ ở Berlin và đấu tranh chống kì thị đến tận những ngày cuối đời vào năm 1958.
Không phải người nữ đồng tính nào cũng bị Nazi bắt giam. Nhiều người đã sống sót. Nhiều người như bà Eick, may mắn trốn thoát. Bà sống hết quãng đời còn lại tại Devon, Anh cùng bạn gái Trude của mình và xuất bản một tuyển tập thơ để dành tặng "Nàng thơ vĩnh cửu".
Bà mất vào ngày 25 tháng 2 năm 2010, bốn tháng sau sinh nhật thứ 100 của mình.
Toàn Tăng (Theo GSN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
38 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số phận ít được biết đến của người đồng tính nữ dưới thời Hitler