Dự kiến sau khi hoàn tất việc sắp xếp, số lượng khu phố, ấp tăng từ 2.008 lên 4.802, nhưng sẽ giảm 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân, nghĩa là giảm được 22.575 tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư.

Số lượng khu phố, ấp tại TP.HCM sẽ tăng hơn gấp đôi sau khi sắp xếp lại

Hồ Quang | 31/08/2023, 17:40

Dự kiến sau khi hoàn tất việc sắp xếp, số lượng khu phố, ấp tăng từ 2.008 lên 4.802, nhưng sẽ giảm 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân, nghĩa là giảm được 22.575 tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư.

Thông tin trên được Sở Nội vụ TP.HCM chia sẻ với báo chí vào chiều 31.8 về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp phường, xã, khu phố.

tphcm-sap-xep-lai-khu-pho-ap-so-luong-khu-pho-ap-tang-hon-gap-doi-hinh-anh(1).png
Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp phường, xã, khu phố tại TP.HCM, số lượng khu phố, ấp sẽ tăng từ 2.008 lên 4.802 - Ảnh: PV

Theo Sở Nội vụ TP.HCM, hiện TP đang có 27.377 tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở phường, xã, thị trấn. Trong đó có 2.008 khu phố, ấp và 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân. Số lượng người tham gia hoạt động khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân là 64.293 người, kinh phí hàng năm để duy trì hoạt động trên 527 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các quy định pháp luật hiện hành, Sở Nội vụ đang phối hợp với UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức thực hiện sắp xếp lại khu phố, ấp.

“Dự kiến sau khi hoàn tất việc sắp xếp, mặc dù số lượng khu phố, ấp tăng từ 2.008 lên 4.802, nhưng sẽ giảm 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân. Nghĩa là chúng ta giảm được 22.575 tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư. Số lượng người tham gia hoạt động giảm trên 30.000 người”, đại diện Sở nội vụ cho biết.

Như vậy, qua công tác sắp xếp lại khu phố, ấp, sẽ góp phần tinh gọn các tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn TP, giúp các tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư hoạt động hiệu quả, gần dân, sát dân, tránh hành chính hóa hoạt động, nâng cao tinh thần đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh.

Bài liên quan
Kinh tế TPHCM quý 1 tăng trưởng cao nhất trong cùng kỳ 5 năm qua
Chiều 2.4, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội quý 1; nhiệm vụ, giải pháp quý 2/2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: 2030-2045 Việt Nam phải phát triển được công nghiệp đường sắt
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng cho biết mục tiêu là đến năm 2030-2045 phải phát triển được công nghiệp đường sắt (làm chủ sản xuất toa xe, đầu máy và hệ sinh thái liên quan công nghiệp đường sắt…).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số lượng khu phố, ấp tại TP.HCM sẽ tăng hơn gấp đôi sau khi sắp xếp lại