Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 4.2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt từ ngày 1 đến 22.4, cả nước thực hiện giãn cách xã hội nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm mạnh.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng 4.2020 tăng mạnh

04/05/2020, 12:00

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 4.2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt từ ngày 1 đến 22.4, cả nước thực hiện giãn cách xã hội nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm mạnh.

Một doanh nghiệp vẫn ráng duy trì sản xuất trong thời điểm khó khăn - Ảnh: Internet

Trong tháng 4.2020, số doanh nghiệp thành lập mới là 7.885 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 93.854 tỉ đồng, giảm 46,9% về số doanh nghiệp và giảm 43,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức doanh nghiệp thành lập trong tháng thấp nhất trong 4 tháng qua.

Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng 4.2020 là 7.267 doanh nghiệp, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm: 4.121 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 65,2%; 2.166 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 13,8%; 980 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 17,6%.

Trong tháng 4.2020, số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 2.864 doanh nghiệp, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường tiếp tục thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, là xu hướng chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để nghe ngóng, xem xét diễn biến của dịch bệnh, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, hoặc chưa đóng hoàn toàn ở thời điểm này. Điều này thể hiện ở sự tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, có 41.755 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 5,6% so với cùng kỳ 2019), gồm: 22.696 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 33,6%), 13.956 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 19,2%), 5.103 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 3,8%). Trung bình mỗi tháng có 10.438 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo dữ liệu lịch sử thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của 4 tháng đầu hằng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn 4 tháng đầu năm 2020 là 22.696 doanh nghiệp, tăng 33,6% với cùng kỳ năm 2019.

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 là: Kinh doanh bất động sản (623 doanh nghiệp, tăng 109,8%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (197 doanh nghiệp, tăng 85,8%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.358 doanh nghiệp, tăng 61,3%); Hoạt động dịch vụ khác (308 doanh nghiệp, tăng 56,3%); Dịch vụ việc làm; du lịch (1.321 doanh nghiệp, tăng 50,5%); Giáo dục và đào tạo (405 doanh nghiệp, tăng 47,3%); Vận tải kho bãi (1.331 doanh nghiệp, tăng 34,4%). Đây là các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp chờ giải thể là 13.956 doanh nghiệp, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 2.903 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 5.277 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.776 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2020 là 5.103 doanh nghiệp, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, trên cả nước có 14.304 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không báo cáo.

Lam Thanh

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng 4.2020 tăng mạnh