Đó là đánh giá của các chuyên gia trong buổi tọa đàm, đánh giá tổng kết hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng Công nghệ Thông tin - Viễn thông (CNTT-VT)” diễn ra chiều 24.10 tại Sở KH&CN TP.HCM.

Sinh viên phải được truyền 'ngọn lửa' khởi nghiệp từ khi ngồi trên ghế giảng đường

Hà Ngọc Bách | 25/10/2017, 12:43

Đó là đánh giá của các chuyên gia trong buổi tọa đàm, đánh giá tổng kết hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng Công nghệ Thông tin - Viễn thông (CNTT-VT)” diễn ra chiều 24.10 tại Sở KH&CN TP.HCM.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh WHISE 2017, Hội Tin học TP.HCM (HCA) đã tổ chức buổi báo cáo tổng kết hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT – Viễn thông”.

Tại buổi tổng kết, ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN đã đánh giá cao vai trò của CNTT trong khởi nghiệp tại TP.HCM.

“Vừa qua, chương trình SpeedUp 2017 đã hỗ trợ 11,75 tỉ đồng cho 14 startup trên cả nước trong đó có 8 dự án thuộc lĩnh vực CNTT”, ông Nguyễn Khắc Thanh cho biết.

Theo Ban điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM trong năm 2017 chương trình kết nối doanh nghiệp với sinh viên với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT-Viễn Thông” đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó phải kể đến việc đưa được "ngọn lửa" khởi nghiệp đến với các em sinh viên ngành CNTT với sự trợ giúp của các diễn giả và những doanh nhân thành đạt đi trước.

“Hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ trong ngành CNTT-VT mà còn ở nhiều lĩnh vực khác đều có thể tận dụng khai thác tối đa lợi ích từ CNTT-VT, giúp nghiên cứu và triển khai hoàn thiện các ý tưởng ra thị trường nhanh nhất.

Ngoài ra, các doanh nghiệp CNTT-VT trong hệ sinh thái sẽ “đỡ đầu” cho các nhóm khởi nghiệp phù hợp ngay từ khi ý tưởng đó được thẩm định và đánh giá là khả thi cũng như tìm kiếm thêm những hỗ trợ khác như mentor; đào tạo; nhà đầu tư… giúp các nhóm khởi nghiệp có thêm nhiều cơ hội thành công”, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư Ký HCA, Phó Chủ Tịch Ban Điều Hành Hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM chia sẻ.

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu kể trên thì sự thật đáng báo động là 80% doanh nghiệp khởi nghiệp tồn tại không quá 2 năm và thực tế chỉ có 3% số khởi nghiệp là thành công.

“Sinh viên không chỉ phấn đấu lúc đi làm mà cần phải phấn đấu từ quá trình học tại trường. Nếu thất bại thì phải tiếp tục phấn đấu, khắc phục khuyết điểm để 1 tháng, 2 tháng hay 1 năm sau bắt đầu lại. Quan trọng là tinh thần cầu tiến, biết giữ uy tín và tích cực lạc quan", ông Phí Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty tư vấn CNTT P.A.T cho biết, khẳng định việc khởi nghiệp thất bại là điều hoàn toàn bình thường.

Trong khi đó ông Khổng Văn Cường, Giám đốc công ty Bảo Tín thì nhận định muốn sinh viên khởi nghiệp thành công thì cần phải có được người dẫn đường đúng cách để các em có thể phát triển khả năng của mình tối đa.

“Đa số doanh nghiệp khởi nghiệp đều thiếu người dẫn đường, vì họ đều thiếu kinh nghiệm, thiếu định hướng, kiến thức lẫn kinh nghiệm từ những người đi trước”, ông Khổng Văn Cường chia sẻ.

Thiên Hà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên phải được truyền 'ngọn lửa' khởi nghiệp từ khi ngồi trên ghế giảng đường