Tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ vẫn tin tưởng rằng vào được trường đại học tốt sẽ đảm bảo con cái mình sau này có cuộc sống thành công. Vì vậy, họ không tiếc bỏ ra công sức và tiền của để giúp con chuẩn bị cho kì thi vào đại học (cao khảo-gaokao).

Sẽ có người máy giúp học sinh ôn thi đại học hiệu quả hơn gia sư

Cẩm Bình | 21/12/2017, 07:20

Tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ vẫn tin tưởng rằng vào được trường đại học tốt sẽ đảm bảo con cái mình sau này có cuộc sống thành công. Vì vậy, họ không tiếc bỏ ra công sức và tiền của để giúp con chuẩn bị cho kì thi vào đại học (cao khảo-gaokao).

Kì thi diễn ra vào tháng 6 hằng năm, gồm các môn thi là tiếng Trung, toán, khoa học và ngoại ngữ. Tổng điểm thi sẽ được dùng để xếp hạng và xét tuyển vào các đại học khác nhau. Những trường hàng đầu như Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa, như Harvard và Yale, luôn yêu cầu điểm đầu vào cao nhất.

Ông Lật Hạo Dương, một trong những người sáng lập ra Công ty giáo dục Nghệ Học, đã có ý tưởng cung cấp robot có trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) phụ đạo học sinh chuẩn bị cho kì thi vào đại học. Theo ông Lật: “Những người máy dạy kèm hiểu học sinh tốt hơn cả học sinh hiểu chính mình”.

Một cuộc thử nghiệm để so sánh hiệu quả giữa phần mềm AI của Nghệ Học với những giáo viên có thời gian giảng dạy trung bình 17 năm đã diễn ra tại thành phố Trịnh Châu (Hà Nam) vào tháng 10 vừa qua. Đơn vị giáo dục địa phương và công ty phân tích iResearch đã tham gia giám sát và điều hành cuộc thử nghiệm này.

Đã có 78 học sinh tham gia cuộc thử nghiệm, và kết quả cho thấy học sinh được phần mềm AI kèm cặp có điểm số được cải thiện hơn học sinh được người thật giảng dạy.

Cụ thể, Nghệ Học cho biết sau 4 ngày ôn luyện cực khổ, những học sinh dùng phần mềm AI của công ty có điểm kiểm tra toán trung bình tăng 36,13 điểm, trong khi giáo viên là người thật chỉ giúp tăng 26,18 điểm.

Ông Lật cho hay: “Cách dạy ở trong lớp có hiệu quả thấp vì mỗi học sinh có điểm yếu khác nhau. Nhiều học sinh lãng phí kiến thức học những kiến thức mà các em đã nắm vững rất nhiều lần, trong khi giáo viên muốn chỉ dạy cho những học sinh chưa nắm. Nhưng cả khi như vậy thì những đối tượng tiếp thu chậm cũng sẽ bị bỏ lại vì giáo viên không có đủ thời gian để giúp các em này”.

Hiện Nghệ Học đang phải cạnh tranh với nhiều công ty khởi nghiệp khác như công ty giáo dục công nghệ Hộ Giang để giành được thị phần trong ngành giáo dục trực tuyến đang không ngừng mở rộng của Trung Quốc. Theo công ty iResearch, thị trường giáo dục trực tuyến năm 2019 sẽ tăng hơn 70% so với năm 2016, đạt đến mức 41 tỉUSD.

Trong hơn 800.000 học sinh tỉnh Hà Nam, nơi Nghệ Học thực hiện cuộc thử nghiệm, tham gia thi vào đại học năm 2017 thì chỉ có 10% đậu vào những trường điểm có danh tiếng và nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước. Đây là tỷ lệ thấp nhất cả nước Trung Quốc.

Ông Lật cho biết Nghệ Học hiện có hơn 100.000 người dùng trả tiền sử dụng phần mềm AI của công ty này, trong đó có khoảng 10.000 người trả hơn 10.000 Nhân dân tệ cho mỗi khóa phụ đạo, thậm chí có học sinh trả đến 50.000 Nhân dân tệđể tham gia nhiều khóa. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty hiện ở mức 80- 90% và có thể sẽ thay đổi nếu Nghệ Học mở 2.000 trung tâm ôn luyện phục vụ cho nhu cầu của các bậc cha mẹ vẫn thích gửi con mình đến các lớp luyện thi thay vì học trực tuyến.

Hiện tại, Nghệ Học đang bàn chuyện hợp tác với công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông, đơn vị phát triển robot Sophia (người máy đầu tiên được cấp quyền công dân bởi Ả Rập Saudi), để sản xuất những robot hình dạng con người tương tác với học sinh trong những trung tâm luyện thi.

Ông Lật cho biết: “Bọn trẻ luyện thi thực sự rất cực khổ. Bằng cách xây dựng hệ thống này, tôi hy vọng có thể giải phóng chúng”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ có người máy giúp học sinh ôn thi đại học hiệu quả hơn gia sư