Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào xử lý thị lực của mắt và sinh sản ở đó.

SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tế bào mắt và gây triệu chứng hậu COVID-19

Sơn Vân | 05/04/2022, 10:12

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào xử lý thị lực của mắt và sinh sản ở đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào người trong ống nghiệm để phát triển một phiên bản thu nhỏ, đơn giản hóa của võng mạc (organoids) - mô thần kinh ở phía sau mắt nhận hình ảnh và gửi chúng dưới dạng tín hiệu điện đến não.

Khi các nhà nghiên cứu cho organoids này tiếp xúc với SARS-CoV-2, vi rút đã lây nhiễm sang nhiều loại tế bào thần kinh võng mạc thực hiện các chức năng khác nhau. Hơn nữa, vi rút SARS-CoV-2 có thể tạo ra bản sao trong các tế bào đó, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên Tạp chí Stem Cell Reports.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong các organoids bị nhiễm vi rút, các gen làm tăng mức độ protein viêm liên quan đến tổn thương võng mạc hoạt động mạnh hơn. Họ cũng phát hiện ra rằng các tế bào võng mạc trẻ hơn dễ bị vi rút tấn công hơn, có thể do các tế bào trẻ hơn có nhiều protein hơn trên bề mặt mà vi rút sử dụng làm cửa ngõ để xâm nhập.

Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy các kháng thể ngăn chặn những cánh cổng đó và khiến vi rút khó lây nhiễm vào tế bào hơn để bảo vệ các organoids võng mạc.

Theo các nhà nghiên cứu, các phát hiện cho thấy triệu chứng dai dẳng được gọi là COVID-19 kéo dài (hậu COVID-19) cũng có thể bao gồm các vấn đề về võng mạc.

sars-cov-2-co-the-lay-nhiem-te-bao-mat.jpg
Vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào xử lý thị lực của mắt và nhân lên ở đó

Thuốc điều trị viêm tụy không giúp loại bỏ vi rút SARS-CoV-2 nhanh hơn

Hai loại thuốc trông giống như phương pháp điều trị COVID-19 đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu sơ bộ - remdesivir cho F0 nhập viện và thuốc cầm máu với bệnh nhân không bị COVID-19 nặng - đã không cho thấy lợi ích ở những nhóm đó trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo điều này trong hai bài viết riêng biệt.

Tại 5 quốc gia châu Âu, các nhà khoa học đã nghiên cứu 843 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ tháng 3.2020 đến tháng 1.2021 và những người cần oxy hoặc máy móc để giúp thở. Hai tuần sau khi bệnh nhân nhận thuốc kháng vi rút remdesivir của Gilead Sciences (được bán dưới tên Veklury) cộng với chăm sóc tiêu chuẩn hoặc chăm sóc một mình trong tối đa 10 ngày, không có sự khác biệt giữa các nhóm về dấu hiệu cải thiện.

Tại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 11.2020 đến tháng 3.2021, các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên 155 bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ hoặc trung bình nhận thuốc điều trị viêm tụy camostat mesylate từ Ono Pharmaceutical Co hoặc giả dược trong tối đa 14 ngày.

Camostat mesylate ngăn chặn một loại enzyme giúp một số phiên bản SARS-CoV-2 lây nhiễm sang các tế bào, bao gồm cả các biến thể lưu hành tại thời điểm nghiên cứu, nhưng không giúp bệnh nhân loại bỏ vi rút trong đường thở nhanh hơn giả dược, theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

Họ cho biết kết quả "làm nổi bật sự cần thiết của việc tiến hành các nghiên cứu được thiết kế tốt để xác nhận liệu các phát hiện tiền lâm sàng có chuyển thành hiệu quả có hữu ích trong lâm sàng hay không".

Cả hai nghiên cứu đều được đăng trên medRxiv trước khi đánh giá ngang hàng.

Tiêm vắc xin COVID-19 trong 3 tháng đầu thai kỳ không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dữ liệu sơ bộ cho thấy tiêm vắc xin COVID-19 trong ba tháng đầu của thai kỳ không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu 1.149 phụ nữ được tiêm ít nhất một liều vắc xin Moderna, Pfizer-BioNTech hoặc Johnson & Johnson trong vòng 30 ngày trước khi thụ thai và 14 tuần tuổi. Đó là thời điểm thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh nhất do người mẹ dùng thuốc. So với 2.007 phụ nữ mang thai vẫn chưa tiêm vắc xin COVID-19 hoặc tiêm phòng muộn hơn, những phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 ngay trước hoặc sớm trong thời kỳ mang thai không có nguy cơ cao bị dị tật ở thai nhi khi bác sĩ siêu âm, theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí JAMA Nhi khoa.

Các tác giả thừa nhận rằng việc kiểm tra thai nhi bằng siêu âm không đáng tin cậy bằng việc kiểm tra trẻ sơ sinh. Vì nhiều phụ nữ mà họ nghiên cứu vẫn đang mang thai, nên bằng chứng thực sự về sự an toàn của tiêm vắc xin trong 3 tháng đầu cần phải có những nghiên cứu lớn hơn về trẻ sơ sinh.

Bài liên quan
Nhiều trẻ em mắc COVID-19 chưa tiêm vắc xin thiếu kháng thể, vắc xin GBP510 ngăn nhiễm Omicron
Đó là 2 trong số 3 nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến COVID-19 gần đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tế bào mắt và gây triệu chứng hậu COVID-19