Sâu lắng, giàu cảm xúc và nhiều tiếng cười là ấn tượng để lại sau chương trình giao lưu với hai nhà báo kỳ cựu Ngữ Yên và Trương Gia Hòa, tác giả của những đầu sách đang được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận: "Sài Gòn chở cơm đi ăn phở", "Sài Gòn ồ bỗng ngon ghê" và Đêm nay con có mơ không?

Sài Gòn của những người tha hương

Tiểu Vũ | 05/08/2017, 17:43

Sâu lắng, giàu cảm xúc và nhiều tiếng cười là ấn tượng để lại sau chương trình giao lưu với hai nhà báo kỳ cựu Ngữ Yên và Trương Gia Hòa, tác giả của những đầu sách đang được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận: "Sài Gòn chở cơm đi ăn phở", "Sài Gòn ồ bỗng ngon ghê" và Đêm nay con có mơ không?

>>>Tới Sài Gòn rồi ‘chở cơm đi ăn phở’

Sáng 5.8.2017, bạn đọc TP.HCM đã có dịp hội ngộ với hai tác giả Ngữ Yên và Trương Gia Hòa tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình. Buổi nói chuyện thú vị, chạm vào tâm cảm nhiều người xoay quanh chủ đề Sài Gòn của người tha hương.

Với những người làm báo, Ngữ Yên và Trương Gia Hòa là hai cái tên quen thuộc. Bởi, họ đã gắn bó với những chuyên mục đặc sắc trên những tờ báo lớn. Một người quê ở Khánh Hòa, gai góc, đam mê ẩm thực, khảo cứu văn hóa. Một người đến từ Tây Ninh, đầy nữ tính, tinh tế. Điểm chung ở họ, ngoài nghiệp viết lách, còn là cách “bám rễ” rất lạ ở Sài Gòn. Thông qua cách ăn, nhìn quan niệm lối sống của hai tác giả, bạn đọc thấy rõ hơn tâm tình, khát vọng của những người tha hương trên mảnh đất mà với họ, từ lâu đã là nhà.

Với tác giả bộ sách Sài Gòn chở cơm đi ăn phởSài Gòn ồ bổng ngon ghê! - nhà báo Ngữ Yên -, thì câu chuyện của anh bắt đầu từ quê nhà Vạn Giã, Khánh Hòa đến Sài Gòn. Anh trải qua quá trình công tác tại nhiều tờ báo: Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà Đẹp, Quốc Tế, Diễn Đàn Doanh Nghiệp cuối tuần, Tia Sáng, Thế Giới Tiếp Thị… Xuyên suốt hành trình làm nghề, anh có dịp đi, tiếp cận với những ngóc ngách của đời sống, để từ đó, chuyến đò ẩm thực đưa anh đến với những miền thơm của văn hóa. Không chỉ đơn thuần ăn và kể lại, luận bàn ngon, dở, Ngữ Yên đã có công nghiên cứu khá kỹ về nguồn gốc, tiếp biến văn hóa qua những món ăn và y thực. Anh bảo, khi đã ăn là phải biết gốc gác xa xưa, nơi bắt nguồn của chính món ăn, những thứ đã làm nên món ăn ngon tuyệt vời như vậy. Câu chuyện của Ngữ Yên thông qua ẩm thực là nghệ thuật khám phá văn hóa.

Tác giả Trương Gia Hòa tại buổi giao lưu ra mắt sách

Trương Gia Hòa lại là câu chuyện khác. Chị được biết đến là một giọng thơ giàu nữ tính của văn học Sài Gòn thế hệ lớn lên sau chiến tranh, là một nhà báo đứng mục trên một số tạp chí với các bài viết “ngợi ca sống chậm”, khi Trương Gia Hòa viết Đêm nay con có mơ không?, những suy tư của chị hướng nhiều đến gia đình, đến những giá trị đang bị xem là xưa cũ chị mang từ quê lên phố, dùng dằng giữa cái truyền thống với cái hiện đại. Viết nên tác phẩm trong điều kiện rất đặc biệt: chiến đấu với tử thần, chống lại căn bệnh ung thư, vậy mà, ngòi bút của chị vẫn trong trẻo, gần gũi… đưa người đọc vào thế giới của một kẻ “vượt thoát” khỏi những tù túng, chật chội của đời sống đô thị. Chuyện chị kể, cách chị sống là câu trả lời cho rất nhiều người đang loay hoay trong việc thích ứng với sự nghiệt ngã của Sài Gòn, vàcòn là những giải pháp tinh thần giúp mọi người có một tâm thế sống lành giữa một đô thị nhiều dồn nén và áp lực.

Hai câu chuyện, một về văn hóa trong chiếc áo ẩm thực, một về lối sống cho người đọc hiểu hơn về nhịp đập của đô thị nói chung và Sài Gòn, vùng đất của những người tha hương nói riêng. Sẽ không quá lời khi bảo rằng, hai tác giả, là đại diện cho hai điển hình của những người tha hương đang sống an lành, vui vẻ và không ngừng khám phá những giá trị tốt đẹp của thành phố này.

Tiểu Vũ

>>>Tới Sài Gòn rồi ‘chở cơm đi ăn phở’
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sài Gòn của những người tha hương