Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa rối loạn đồng hồ sinh học trong các tế bào tuyến tụy với bệnh tiểu đường thể 2 và đề xuất cách đồng bộ lại đồng hồ phân tử bị nhiễu cùng với việc lên lịch ăn uống và tập thể dục cá nhân hóa cho từng người để ngăn chặn bệnh.

Rối loạn đồng hồ sinh học khiến bệnh tiểu đường nặng thêm

08/02/2020, 09:31

Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa rối loạn đồng hồ sinh học trong các tế bào tuyến tụy với bệnh tiểu đường thể 2 và đề xuất cách đồng bộ lại đồng hồ phân tử bị nhiễu cùng với việc lên lịch ăn uống và tập thể dục cá nhân hóa cho từng người để ngăn chặn bệnh.

Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thể 2 có liên quan nhiều đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học - Ảnh : Pixabay

Theo ajmc.com., các nhà khoa học ở Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã xác định được rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường có liên quan nhiều đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học.

Theo đó, hoạt tính của insulin phụ thuộc vào nhịp điệu của "đồng hồ" bên trong cơ thể. Các rối loạn như thay đổi múi giờ, lịch làm việc không đều và lão hóa có thể ngăn chặn hoạt động chính xác của các tế bào tiết ra insulin và glucagon trong tuyến tụy.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này bằng cách so sánh các tế bào tuyến tụy của người hiến tạng bị tiểu đường thể 2 với các tế bào đối chứng khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu ở các tế bào tuyến tụy "đồng hồ bên trong" bị vô hiệu hóa thì mô hình tiết insulin bình thường bị trục trặc. Điều đáng chú ý là trước đây, người ta đã nhiều lần chỉ ra rằng sự trục trặc trong nhịp sinh học dẫn đến sự tiết hormone bị gián đoạn. Phân tích cho thấy nồng độ của các phân tử liên quan đến “đồng hồ bên trong cơ thể” dao động với biên độ thấp hơn bình thường. Thêm vào đó, nhịp độ hoạt động của các tế bào khác nhau không đồng bộ với nhau - các tế bào tiết ra hormone một cách tùy tiện, không có sự phối hợp với nhau. Điều này không cho phép kiểm soát hiệu quả nồng độ đường, bởi vì các tế bào tuyến tụy đã mất nhịp bình thường sẽ ngừng nhận biết chính xác các tín hiệu liên quan đến lượng thức ăn.

Nồng độ insulin vẫn thấp khi lẽ ra phải cao và ngược lại. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hợp chất có tên nobiletin chứa trong vỏ chanh cho phép đưa "đồng hồ bên trong" cơ thể hoạt động trở lại bình thường. Hợp chất liên kết với một trong những protein điều khiển trực tiếp đồng hồ sinh học, giúp khôi phục biên độ dao động trong hoạt động của tế bào và bình thường hóa việc tiết insulin.

Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Charna Dibner, giải thích rằng xã hội của chúng ta trải qua sự phát triển các bệnh chuyển hóa, đi kèm với lịch trình làm việc thay đổi và ăn uống thất thường cộng với thiếu ngủ. Bằng cách đồng bộ lại đồng hồ phân tử bị nhiễu cùng với việc lên lịch ăn uống và tập thể dục cho từng cá nhân... hy vọng rằng cuối cùng có thể cung cấp một giải pháp sáng tạo cho rối loạn trao đổi chất ảnh hưởng đến ngày càng nhiều người – vị tiến sĩ kết luận.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rối loạn đồng hồ sinh học khiến bệnh tiểu đường nặng thêm