Sự khác biệt văn hóa giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam khiến không ít cô dâu lẫn chú rể dở khóc dở cười, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của họ.

‘Rào cản’ văn hóa vùng miền trong hôn nhân

La Hường | 04/08/2016, 05:02

Sự khác biệt văn hóa giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam khiến không ít cô dâu lẫn chú rể dở khóc dở cười, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của họ.

Nỗi “khủng hoảng” khi làm dâu miền Bắc

Trước khi lấy chồng, T. đã nghe không ít về sự nghiêm khắc khi làm dâu trong gia đình người Bắc. Tuy nhiên, đám cưới vẫn diễn ra, một phần vì T. là người cá tính và luôn bản lĩnh trong sự lựa chọn của mình. Vả lại gia đình chồng T. tuy gốc Bắc nhưng hiện tại đang sống ở Sài Gòn.

Cô nghĩ ít nhiều họ cũng đã bị “lai” miền Nam mà bớt khuôn khổ, phép tắc. Bằng chứng là mỗi khi T ghé thăm, họ đều rất niềm nở, vui vẻ chứ không nặng nề phép tắc gì như cô từng nghe về những gia đình miền Bắc khác.

Đến khi T. về làm dâu thì mới thực sự khủng hoảng tinh thần. Cha mẹ chồng của cô vẫn giữ nguyên những phép tắc, thậm chí còn nghiêm khắc hơn những gì cô được nghe. Mỗi ngày cô phải chào họ rất nhiều lần. Bất cứ gặp ở đâu, nhà ăn, ngoài cửa, phòng khách… cô đều phải chào. Mà chào cho lễ phép chứ không được qua loa. Một lần T. chào mà mắt nhìn về phía nồi canh đang trực trào ra, thế là tối đó cô bị kêu ra phòng nhắc nhở.

Trong mâm cơm, dù đã trễ nhưng chỉ cần thiếu 1 thành viên cũng không ai được phép cầm đũa lên. Khi bố mẹ chồng xong bữa, chỉ mới buông đũa xuống, phận làm dâu là phải nhanh chóng mang nước, hũ tăm xỉa răng đến tận nơi. Có khi họ không dùng ở nơi bàn ăn, nhưng con dâu vẫn phải làm, nếu không sẽ bị nhắc nhở là thiếu lễ phép.

Chị T. quá sợ hãi cách sống phép tắc của gia đình chồng, vội vã trở vào làm lại thay vì còn thời gian nghỉ phép cho tuần trăng mật. Không ngờ, mỗi sáng chị T. vẫn phải thức dậy nấu ăn và làm hết các việc trước khi đi làm. Tối về cũng phải làm những việc tương tự như khi chưa đi làm.

Chưa hết, mẹ chồng chị còn tham gia cả vào kinh tế của hai vợ chồng khiến chị T. mất tự do hoàn toàn trong chi tiêu, trong khi đó là tiền mình làm ra chứ không phải tiền chung của hai vợ chồng.

Hết chịu nổi, chị T. đề nghị chồng xin bố mẹ để được ra riêng. Chồng chị thương vợ nhưng xem cái việc đòi ra riêng đó là hết sức khủng khiếp, vì theo như chồng chị nói: “Mẹ mà biết được sẽ lên máu mà chết vì có thằng con bất hiếu không phụng dưỡng mẹ mà còn đòi ra riêng”.

Chị T. chỉ còn biết kêu trời. Bao nhiêu thói quen trước đây của chị mất sạch sau khi lấy chồng người Bắc.

“Bộ tưởng đàn ông miền Trungthích lấy vợ miềnNam lắm hay sao?

Trong một lần “cơm không lành, canh không ngọt”, anh D. đã thốt ra điều đó với vợ. Chị vợ, vốn là dân gốc ở An Giang, quen sống thoáng, cởi mở và ít để bụng nhưng nghe xong cũng thoáng buồn.

Trước khi lấy vợ người miền Nam, D. cũng được chuẩn bị tâm lý không ít, nhất là khi vợ D. là dân miền Tây nam Bộ chính gốc.

Cả hai lập nghiệp ở Sài Gòn và gặp nhau nên xin 2 bên gia đình cho ở lại Sài Gòn để thuận lợi cho công việc cả 2. Thế là vợ D. thở phào vì thoát nạn làm dâu.

Tuy nhiên, cách sống không biết đến ngày mai của vợ khiến D. nhiều lần ngán ngẩm đến mức nghĩ đến chuyện li hôn. Cả hai đã có kế hoạch sinh con vào đầu năm tới nhưng vợ D. không nghĩ ngợi gì đến việc phải tiết kiệm chi tiêu, dành dụm cho con sau này.

Dũng sinh ra ở miền Trung nên tính hơi lo xa, ăn chưa xong bữa nay đã lo đến cả bữa sau. Lương của cả hai cũng không phải thoải mái gì nhưng tuyệt nhiên vợ D. không có bất cứ sự vun vén nào cho gia đình.

Nhất là mỗi lần về nhà vợ, D. phải tích góp gần cả tháng lương cho 1 lần về. Vợ D. mặc sức vung tiền như thể lấy được chồng đại gia. Khi D. lên tiếng thì cô cho rằng chồng keo kiệt.

Chưa kể, vợ D. có tính đua đòi, thấy vợ chồng cô bạn đi nước ngoài cũng đòi đi cho bằng được, không cần biết chồng kiếm tiền khó khăn ra sao. Nhiều lúc D. tự hỏi do vợ không quan tâm hay vì bản tính quá vô tư nên như vậy.

Tâm sự với bạn bè thì D. được biết những người như vợ D. không phải hiếm hoi gì ở miền Nam. Lúc đó, D. mới tặc lưỡi nhớ lại lời mẹ. Mẹ D. nói miền nào lấy miền đó là hay nhất nhưng hôn nhân đã thuộc về duyên nợ thì làm sao có thể chọn vùng miền?

Làm sao để vượt quarào cản vùng miền?

Việc khác biệt văn hóa không chỉ đối với những người kết hôn với người nước ngoài mà ngay cả trong nước nhưng khác vùng miền cũng không tránh khỏi sự khác biệt. Làm sao để vượt “rào cản” này là điều không phải đơn giản.

Chị M., một phụ nữ lấy chồng người miền Bắc, sau thời gian chật vật ban đầu, nay chị đã hòa hợp được với gia đình bên chồng, chị chia sẻ: “Câu ‘nhập gia tùy tục’ là hoàn toàn chính xác trong hoàn cảnh này. Khi đã quyết định theo vợ/chồng, thì mình cũng chuẩn bị tinh thần là phải “theo” cho trọn vẹn.

Với tôi may mắn được chồng nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thể hòa nhập với mọi thứ khác biệt với trước đây, từ thói quen ăn uống, ứng xử, công việc…Tôi nghĩ chỉ cần đủ tình thương, mọi thứ khó khăn chung quanh chỉ là chuyện nhỏ”.

Tôn trọng sự khác biệt của nhau cũng là cách để cả hai đều có thể sống theo lối sống, bản sắc riêng của mình, nhưng vẫn dung hòa với cái mới. Không nên quá nguyên tắc bắt nửa kia phải thay đổi theo mình.

Để giữ hạnh phúc, hai vợ chồng nên ngồi xuống với nhau giải quyết những vấn đề liên quan đến sự khác biệt vùng miền, để cả hai cùng thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

Mai Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Rào cản’ văn hóa vùng miền trong hôn nhân