Đó là ý kiến của các chuyên gia giáo dục đưa ra trong cuộc hội thảo “Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035” vừa tổ chức tại TP.HCM.

Quy hoạch trường sư phạm: Cần tính đến yếu tố vùng miền

nguyentuyet | 14/07/2018, 16:29

Đó là ý kiến của các chuyên gia giáo dục đưa ra trong cuộc hội thảo “Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035” vừa tổ chức tại TP.HCM.

Chiều 13.7, tại Trường đại học Sư phạm (ĐHSP) TP.HCMđã diễn ra tọa đàm khoa học “Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Trường ĐHSPThái Nguyên chủ trì sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm nay.

Tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đào tạo sư phạm tại TP.HCM.

PGS-TS Nguyễn Danh Nam (Trường ĐHSPThái Nguyên), đại diện nhóm nghiên cứu thông qua báo cáo quy hoạch mạng lưới các trường về đào tạo giáo viên ngành sư phạm.Nhóm nghiên cứu cho biết, mục tiêu chung của việc quy hoạch là nhằm hình thành mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên với cơ cấu hợp lý, có quy mô, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Việc quy hoạch đảm bảo tính khả thi, phân bố hợp lý; đẩy mạnh tự chủ đại học; quy hoạch tinh gọn, giảm đầu mối, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng tính kết nối trong hệ thống, giảm trường công lập; quy hoạch động, mang tính mở, quản trị đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.

Đại diện các trường sư phạm dự cuộctọa đàm- Ảnh: Anh Huy

Trong tọa đàm, đại diện các trường sư phạm thống nhất về sự cần thiết của việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, tuy nhiên việc quy hoạch cần quan tâm đến tính động, tính mở trong thực hiện. PGS-TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHSP TP.HCM cho rằng“trong bối cảnh hiện nay cần phải có chiến lược cụ thể trong quy hoạch sư phạm, nhưng quy hoạch như thế nào cũng như phát triển theo mô hình nào cần phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ, không nên quá vội vã”.

Liên quan đến việc phát triển mô hình trường sư phạm theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng, đại diện Trường ĐHSPKỹ thuật TP.HCM nêu ý kiếnhiện nay các trường đào tạo dựa trên nhu cầu người học cho nên các trường không nên tự ép buộc phải phát triển theo mô hình nào vì mỗi trường có định hướng đào tạo riêng, đáp ứng các chuẩn khác nhau của sinh viên, vì thế nên tạo cơ chế mở cho các trường. Đại diện Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM cũng cho rằngnên để các trường tự chọn mô hình đào tạo phù hợp, có thể kết hợp hai mô hình nghiên cứu và ứng dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng và có chế độ kiểm soát chặt chẽ.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên trên địa bàn, theo các trường trong quy hoạch cần tính đến yếu tố vùng miền. Mô hình đào tạo giáo viên cần tiếp cận xu hướng thế giới nhưng phải linh hoạt theo điều kiện đặc thù của từng cơ sở đào tạo giáo viên. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng việc xây dựng bộ quy chuẩn cho các trường sư phạm dùng để làm thang đo là rất cần thiết, tuy nhiên cần xem xét các yếu tố chỉ báo để khi áp dụng thang đo này phải đảm bảo khách quan, công bằng…

Theo dự thảo bộ quy chuẩn trường sư phạm do nhóm nghiên cứu đưa ra gồm 4 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí; 4 tiêu chuẩn về tiềm lực, chất lượng đào tạo, kết quả nghiên cứu và quan hệ đối ngoại với các chỉ báo cụ thể, đang trong giai đoạn hoàn chỉnh dự thảo để lấy ý kiến chuyên gia.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy hoạch trường sư phạm: Cần tính đến yếu tố vùng miền