Quốc hội Trung Quốc ngày 11.3 đã thông qua bản dự thảo Hiến pháp mới của nước này, trong đó có điều khoản bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chức danh Chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập Cận Bình có thể nắm quyền lâu hơn trong tương lai.

Quốc hội Trung Quốc thông qua Hiến pháp mới, bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước

Hà Ngọc Bách | 11/03/2018, 16:42

Quốc hội Trung Quốc ngày 11.3 đã thông qua bản dự thảo Hiến pháp mới của nước này, trong đó có điều khoản bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chức danh Chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập Cận Bình có thể nắm quyền lâu hơn trong tương lai.

Trong phiên họp thứ 3 của kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 13 diễn ra ở Bắc Kinh vào chiều 11.3, khoảng 3.000 đại biểu bỏ phiếu cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước này.

Theo kết quả kiểm phiếu, dự thảo Hiến pháp mới của Trung Quốc đã được thông qua với chỉ có 2 đại biểu bỏ phiếu chống và 3 người không bỏ phiếu, theo Reuters.

Với kết quả này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục giữ chức vụ này sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2023.

Trước phiên bỏ phiếu, phát ngôn viên kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 13 Trương Nghiệp Toại tuyên bố đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ chức chủ tịch nước chỉ nhằm đồng bộ hóa chức danh này với hai chức danh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch quân ủy trung ương, vốn không có giới hạn nhiệm kỳ.

Nhiều quan chức Trung Quốc không ngừng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức Chủ tịch nước. Họ tuyên bố đa số người dân Trung Quốc đồng ý với sự thay đổi này và Trung Quốc đã rất may mắn khi có một lãnh đạo sáng suốt như ông Tập, theo Reuters.

Trung Quốc đã giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước sau cái chết của nhà lập quốc Mao Trạch Đông vào năm 1976 dưới thời Đặng Tiểu Bình. Khi đó quan điểm giới hạn nhiệm kỳ được thực hiện nhằm tránh để diễn ra những hậu quả của chủ nghĩa sùng bái cá nhân, và đề cao sự lãnh đạo tập thể.

Lần gần nhất Trung Quốc sửa đổi Hiến pháp là vào năm 2004 để đưa vào thuyết “Ba đại diện” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Khi đó, nước này mất 1năm để chuẩn bị và tham vấn trong khi đề xuất lần này được hoàn thành chỉ trong vòng 5 tháng.

Đưa vào Hiến pháp Trung Quốc lần này còn có học thuyết chính trị của ông Tập, với tên gọi đầy đủ “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”, được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQhồi tháng 10.2017. Ngoài ra còn có một cơ chế mới nhằm để chống lại nạn tham nhũng cũng được đưa vào Hiến pháp mới của Trung Quốc.

Ái Vi (theo Reuters)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội Trung Quốc thông qua Hiến pháp mới, bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước