Sáng ngày 16.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM.

Quốc hội thông qua việc đầu tư 2 'siêu' dự án vành đai TP.HCM và Hà Nội

Lam Thanh | 16/06/2022, 11:24

Sáng ngày 16.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM.

Có 475 đại biểu tham gia biểu quyết, có 474 đại biểu tán thành (chiếm 95,18%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án đầu tư khoảng 112.8 km, chia thành 7 dự án thành phần; quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341 ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha.

Nghị quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỉ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

vd.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua 2 dự án vành đai

Nghị quyết giao UBND Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện; dự án thành phần 3 được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định…

Nghị quyết giao Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án; đôn đốc, kiểm tra các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng dự án; quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Ngoài ra, các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn, tiến độ, chất lượng dự án thành phần được giao. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó.

Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM với 95,38% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Dự án đầu tư khoảng 76,34 km, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả.

Về nhu cầu sử dụng đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 642.7 ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 70,24 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 103.52 ha, đất rừng sản xuất khoảng 16,82 ha, đất dân cư khoảng 64,1 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 229.62 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,2 ha và đất khác khoảng 147.2 ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã đầu tư.

Về tiến độ thực hiện, dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định rõ việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về nguồn vốn đầu tư; tổ chức thực hiện dự án;… Đồng thời, giao Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án; đôn đốc, kiểm tra các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng dự án.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm toán việc thực hiện nghị quyết này; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Cũng trong sáng ngày 16.6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, với 475/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38% tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo đó, giai đoạn 1 của dự án đầu tư khoảng 53,7 km, chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 519.64 ha. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 17.837 tỉ đồng, trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 14.270 tỉ đồng; nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 3.567 tỉ đồng.

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội thông qua việc đầu tư 2 'siêu' dự án vành đai TP.HCM và Hà Nội