Các nhà nghiên cứu hy vọng một loại vắc xin mới đang được Quân đội Mỹ phát triển sẽ chống lại không chỉ vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể gây ra đại dịch COVID-19 mà còn với các vi rút đường hô hấp khác.

Quân đội Mỹ phát triển vắc xin chống nhiều biến thể SARS-CoV-2 và vi rút đường hô hấp

Sơn Vân | 11/12/2021, 09:57

Các nhà nghiên cứu hy vọng một loại vắc xin mới đang được Quân đội Mỹ phát triển sẽ chống lại không chỉ vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể gây ra đại dịch COVID-19 mà còn với các vi rút đường hô hấp khác.

Vắc xin SpFN (spike ferritin nanoparticle) của họ sử dụng protein ferritin phổ biến ở dạng nền tảng 24 mảnh của quả bóng đá.

Ferritin là một loại protein trong máu, có khả năng dự trữ chất sắt cho cơ thể. Nếu có mức ferritin thấp, đồng nghĩa bạn đang bị thiếu sắt và dễ gặp phải tình trạng rụng tóc.

Nền tảng này có 24 "khuôn mặt" trên đó là các bản sao gắn với các protein gai được một số loại vi rút, bao gồm cả SARS-CoV-2, sử dụng để đột nhập vào tế bào.

Cung cấp các bản sao protein gai thông qua vắc xin sẽ dạy cho hệ thống miễn dịch nhận ra và tấn công chúng trong trường hợp bị nhiễm vi rút. Kết quả từ thử nghiệm vắc xin đầu tiên đã hoàn thành trên người và đang được phân tích.

Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, các kháng thể do vắc xin tạo ra đã bảo vệ chuột khỏi những gì có thể gây chết chóc từ SARS-CoV-2 và cả vi rút gây ra dịch SARS năm 2003, các nhà nghiên cứu cho biết trên Tạp chí Cell Reports.

Trưởng nhóm nghiên cứu Gordon Joyce thuộc Viện nghiên cứu Quân đội Walter Reed ở Silver Spring (bang Maryland, Mỹ) cho biết: “Trình bày nhiều bản sao của protein gai một cách có trật tự có thể là chìa khóa để tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh và rộng”.

Ông nói vắc xin này sẽ duy trì ổn định ở một loạt nhiệt độ, khiến nó đặc biệt hữu ích ở những nơi không có thiết bị bảo quản chuyên dụng.

quan-doi-my-phat-trien-vac-xin-chong-nhieu-bien-the-sars-cov-2-va-vi-rut-duong-ho-hap1.jpg
Viện nghiên cứu Quân đội Walter Reed đang phát triển vắc xin chống nhiều biến thể SARS-CoV-2 và vi rút đường hô hấp

Tỷ lệ tiêm vắc xin của nhân viên gắn liền với trường hợp tử vong do COVID-19 tại viện dưỡng lão

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin thấp trong các nhân viên viện dưỡng lão có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao ở người già sống nơi đây, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng.

Sử dụng dữ liệu quốc gia từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8.2021, các nhà nghiên cứu đã so sánh các viện dưỡng lão với tỷ lệ nhân viên tiêm vắc xin COVID-19 cao nhất và thấp nhất. Trong các cộng đồng có tỷ lệ mắc COVID-19 cao, những nhà có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất ở nhân viên có nhiều hơn 2 lần số người già phát triển bệnh và nhiều hơn gần 3 lần số người già chết vì nó, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên Tạp chí Y học New England.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu vào giữa tháng 6.2021, tất cả viện dưỡng lão đạt được tỷ lệ tiêm vắc xin ở nhân viên như tại các cơ sở được chủng ngừa COVID-19 nhiều nhất, trung bình khoảng 80%, thì trong 10 tuần tới có thể có ít hơn 7.501 ca mắc COVID-19 trong số nhân viên, ít hơn 4.775 ca mắc COVID-19 ở người già và ít hơn 703 trường hợp tử vong do SARS-CoV-2.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Brian McGarry thuộc Đại học Rochester ở New York (Mỹ), kết quả cho thấy một nhân viên được tiêm vắc xin đầy đủ là rất quan trọng để bảo vệ các cư dân trong viện dưỡng lão khỏi COVID-19.

Các kháng thể cảm lạnh thông thường có thể cản trở việc bảo vệ chống lại SARS-CoV-2

Các kháng thể với vi rút cảm lạnh thông thường, được gọi chung là hCoV, có thể cản trở phản ứng của cơ thể với SARS-CoV-2, theo dữ liệu mới.

Các nghiên cứu trước đó đã không thống nhất về việc liệu các kháng thể hCoV thu được trước đây có bảo vệ chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không.

Maureen McGargill thuộc Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude ở thành phố Memphis (Mỹ) cho biết: “Một yếu tố chính góp phần dẫn đến sự khác biệt là họ không thể kiểm tra mức độ kháng thể hCoV trong cùng một cá thể trước và sau khi nhiễm SARS-CoV-2”.

So sánh các mẫu máu của người trước và sau khi mắc COVID-19, nhóm của Maureen McGargill phát hiện ra nhiễm SARS-CoV-2 khiến nồng độ kháng thể hCoV tăng lên.

Thế nhưng khi so sánh 121 người mắc COVID-19 và 1.081 người không mắc bệnh này, họ nhận thấy rằng mức cơ bản cao hơn của kháng thể hCoV không bảo vệ chống lại SARS-CoV-2.

Thay vào đó, mức cơ bản cao hơn của kháng thể hCoV có liên quan đến mức kháng thể SARS-CoV-2 cao hơn, đây là dấu hiệu của bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn, họ đã báo cáo trên Tạp chí Cell Host Microbe.

Ngoài ra, nhóm nhà nghiên cứu phát hiện những con chuột có hệ thống miễn dịch sở hữu các kháng thể tấn công các vi rút cảm lạnh thông thường ít có khả năng tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2.

Các phát hiện cho thấy kháng thể hCoV làm giảm đáp ứng của kháng thể với SARS-CoV-2, có thể là do sự thúc đẩy các kháng thể phản ứng chéo với SARS-CoV-2 nhưng không vô hiệu hóa được nó, Maureen McGargill nói.

Bài liên quan
‘Omicron chỉ ra rằng thế giới ở gần thời điểm bắt đầu đại dịch, biến thể tiếp theo có thể nguy hiểm hơn’
Nếu chúng ta tiếp tục cho phép vi rút SARS-CoV-2 lây lan qua các quần thể chưa được tiêm vắc xin, biến thể tiếp theo có thể sẽ xuất hiện và gây chết nhiều người hơn, theo ông Jeremy Farrar.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Mỹ phát triển vắc xin chống nhiều biến thể SARS-CoV-2 và vi rút đường hô hấp