Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu trái luật khiến niềm tin nhà đầu tư giảm sút, cơ quan quản lý đã vào cuộc để gỡ bỏ "nút thắt" về pháp lý.

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Làm sao lấy lại niềm tin nhà đầu tư?

Tuyết Nhung | 16/12/2022, 05:00

Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu trái luật khiến niềm tin nhà đầu tư giảm sút, cơ quan quản lý đã vào cuộc để gỡ bỏ "nút thắt" về pháp lý.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua Bộ Tài chính đã khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mới phát sinh của thị trường trái phiếu, tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu quả của thị trường. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ cố gắng phát triển thị trường trái phiếu đồng bộ trên cả 2 kênh phát hành đó là phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ.

tpdn.jpeg

Đối với kênh phát hành trái phiếu ra công chúng, ông Dương cho biết, Bộ Tài chính sẽ cố gắng tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã có chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện phát hành thì họ có thể phát hành trái phiếu ra công chúng, để tiếp cận đến tất cả các đối tượng nhà đầu tư.

Còn đối với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, do những biến động thị trường vừa qua, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã có các chỉ đạo để có những giải pháp bình ổn lại sự biến động thị trường. Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Theo ông Dương, Bộ Tài chính đã đề nghị các doanh nghiệp trong trường hợp có những khó khăn vướng mắc về thanh toán thì phải làm việc với các nhà đầu tư, đàm phán với các nhà đầu tư để thống nhất phương án cơ cấu lại trái phiếu đó. Ví dụ như cơ cấu về mặt kỳ hạn, cơ cấu về mặt lãi suất, về mặt phương thức thanh toán trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật.

"Để từng bước lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau những vụ việc vừa rồi, chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp phải tự tăng cường tính công khai minh bạch của bản thân doanh nghiệp như thông qua việc thuê tổ chức định mức tín nhiệm, thuê công ty kiểm toán, các công ty định giá để minh bạch tình hình tài chính cũng như tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư. Có như vậy chúng tôi nghĩ rằng những doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp minh bạch mới có thể tiếp tục quay trở lại để phát hành trái phiếu huy động vốn", ông Dương nói.

Ông Nguyễn Hoàng Dương cũng cho biết thêm, về mặt pháp luật, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Tài chính đang rà soát các quy định của pháp luật tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP để có sự chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện hiện nay, cũng như tình hình khó khăn hiện của thị trường trái phiếu. Các nội dung sửa đổi liên quan đến vấn đề gia hạn, hoán đổi trái phiếu, định mức tín nhiệm, nhà đầu tư. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP đang được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học sau đó sẽ được tổng hợp để trình Chính phủ.

"Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, các chính sách và việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc điều hành hợp lý các thị trường tín dụng, tiền tệ, hy vọng rằng trong thời gian tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục quay trở lại phát triển bền vững và ngày càng tăng tính minh bạch, hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp", ông Dương nhấn mạnh.

Thời gian qua, nguyên nhân khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp là do những công ty phát hành công bố thông tin sai sự thật, thông tin giả, chất lượng tài sản đảm bảo hạn chế hoặc không có tài sản đảm bảo.

Trong khi nhiều đơn vị hoạt động môi giới trái phiếu khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định, không có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán.

Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nghe tin đồn thổi, tin hành lang và tiến hành đầu tư dẫn đến rủi ro. Các đơn vị môi giới như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán cần minh bạch hơn trong quá trình tư vấn phát hành trái phiếu.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023. Chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ.

Yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thủ tướng yêu cầu cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững.

Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Có các biện pháp cụ thể để bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ.

Bài liên quan
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: 'Con sâu làm rầu nồi canh'
Niềm tin là một yếu tố quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thời gian qua, nhiều sự vụ đáng tiếc đã xảy ra, có vẻ như yếu tố đó đang dần hao mòn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Làm sao lấy lại niềm tin nhà đầu tư?