Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 82 người tử vong do bệnh dại và khoảng 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỉ đồng.

Phấn đấu đến năm 2030 không còn người tử vong do bệnh dại

Mỹ Tho | 28/09/2022, 21:55

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 82 người tử vong do bệnh dại và khoảng 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỉ đồng.

Ngày 28.9, UBND tỉnh Bến Tre phối với với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2022 với chủ đề "Bệnh dại - một sức khỏe, không người tử vong". Tham dự buổi lễ có đại diện các bộ ngành trung ương, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức quốc tế, 61 tỉnh thành trong cả nước cùng đông đảo cán bộ, viên chức ngành thú y...

z3756311837771_c80f0d2d895220ff84de19718090a343.jpg
Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2022 - Ảnh: Mỹ Tho

Hiện nay, bệnh dại hiện còn xảy ra ở 150 quốc gia trên thế giới. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan từ chó, mèo qua người. Bệnh này có thể gây chết người nhưng phòng tránh được. Trung bình mỗi năm có 60.000 người tử vong vì bệnh dại và gần 30 triệu người bị phơi nhiễm với bệnh phải điều trị dự phòng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, từ năm 2010 đến nay, bệnh dại đã làm chết trên 1.000 người tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm có 82 người chết, hơn 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỉ đồng. Chỉ riêng từ đầu năm 2022 đến nay, toàn quốc ghi nhận 43 người chết do bệnh dại ở 17 tỉnh, thành.

Bệnh dại tuy có chiều hướng giảm nhưng nguy cơ vẫn còn cao. Do đó công tác phòng chống bệnh dại cần sự chung tay của cả cộng đồng. Để không có người tử vong do bệnh dại vào năm 2030, tháng 12.2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2151 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030” với các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể, khả thi.

Bộ NN-PTNT cũng có chỉ thị về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dại trên động vật và hướng dẫn để tổ chức thực hiện.

z3757507159395_e3da040cc87cb2d00e9cca4282f08c26.jpg
Tiêm ngừa vắc xin cho chó trong ngày 28.9 - Ảnh: Mỹ Thongày 28.9 - Ảnh: Mỹ Tho

Tại buổi mít tinh, các đại biểu khẳng định để phòng chống bệnh dại đạt hiệu quả thì cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh này. Tăng cường công tác quản lý đàn chó, mèo - tác nhân chính truyền bệnh dại sang người. Chú trọng công tác tiêm phòng vắc xin cho động vật và người. Đặc biệt khi bị chó, mèo cắn, người dân phải chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị. Ngành y tế cần xử lý nhanh các ổ dịch phát sinh.

Lễ mít tinh đã kêu gọi cộng đồng cần chung tay hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2022 bằng những việc làm thiết thực, cụ thể để đẩy lùi bệnh dại, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam không có người tử vong do bệnh dại.

Dịp này, Cơ quan Lương nông Liên Hợp Quốc (FAO) đã ủng hộ tỉnh Bến Tre 10.000 liều vắc xin để địa phương tiêm ngừa cho đàn chó, mèo.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phấn đấu đến năm 2030 không còn người tử vong do bệnh dại