Cần tiền cho những toan tính của mình, Phạm Công Danh dùng 16 pháp nhân vay 1.660 tỉ đồng của TPBank. Điều đáng nói là bị cáo dùng tiền gửi liên ngân hàng của VNCB đảm bảo cho khoản vay này.

Phạm Công Danh dùng 16 pháp nhân vay 1.660 tỉ đồng

Hồ Đông | 01/08/2018, 17:43

Cần tiền cho những toan tính của mình, Phạm Công Danh dùng 16 pháp nhân vay 1.660 tỉ đồng của TPBank. Điều đáng nói là bị cáo dùng tiền gửi liên ngân hàng của VNCB đảm bảo cho khoản vay này.

Sau khibị cáo Phạm Công Danh(SN 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB, tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm được nói lời sau cùng, phiên toà xét xử đại án ngân hàng xảy ra tại VNCBbước vào phần nghị án. Các bị cáo đều bị truy tố về tội danh Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong giai đoạn 2, vụ án được cơ quan tố tụng xác địnhPhạm Công Danh gây ra thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng. Trong án kinh tế, phần khắc phục hậu quả đặc biệt được quan tâm. Ba ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV được xác định có liên quan đến khoản tiền thiệt hại này. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòagiữ nguyên quan điểmcần thu hồi các khoản tiền này về cho CBBank từ các ngân hàng nói trên. Luật sư Phan Trung Hoài(người bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho Phạm Công Danh) đề nghị HĐXX lưu tâm đánh giá bối cảnh, nguyên nhân phạm tội của bị cáo.

Đáng nói, trong số tiền hơn 6.100 tỉ đồng được xác định thiệt hại cho VNCB, luật sư đề nghị thu hồi hơn 3.986 tỉ đồng từ nhiều nguồn do ông Danh dùngcác khoản vay này chi trả như: BIDV Sở Giao dịch II 1.176 tỉ đồng, BIDV Chi nhánh Hải Vân 457 tỉ đồng, bà Hứa Thị Phấn 600 tỉ đồng, Công ty CP đầu tư và phát triển Hải Tiến 723 tỉ đồng, ông Trần Quí Thanh 515 tỉ đồng, bà Trần Ngọc Bích 43 tỉ đồng, lãi vay Sacombank được hưởng 33 tỉ đồng, lãi vay và lãi phạt BIDV được hưởng hơn 227 tỉ đồng…

Trong quá trình gửi và sử dụng, dòng tiền nói trên đi qua nhiều ngân hàng. Số tiền gửi liên ngân hàng của VNCB tại các ngân hàng được ông Danhdùngthế chấp các khoản vay hàng ngàn tỉ đồng ở TPBank, BIDV, Sacombank.Bóc tách từng hành vi phạm luật của Phạm Công Danh, TPBank được xác định có sai phạm trong việc cho 16 công tyvay 1.660 tỉ đồng.

Lật lại hồ sơ sự việc, tháng 5.2013, ông Danh cần tiền chăm sóc khách hàng và tăng vốn đầu tư nên chỉ đạo Phan Thành Maitìm cách rút tiền từ VNCB ra ngoài. Phan Thành Mai lúc này đề xuất ông Danh ủy thác qua Quỹ Lộc Việt (do Nguyễn Việt Hà làm Tổng giám đốc) để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh.

Luật sư ông Danh cho rằng việc thu hồi hơn 6.100 tỉ đồng tiền tang vật vụ án để khắc phục hậu quả là có cơ sở.

Ý định của bị cáo Mai và Danh là nhờ Việt Hà mượn pháp nhân các công ty để vay tiền TPBank, sau đó lấy tiền mượn mua trái phiếu. Để đảm bảo khoản vay này, VNCB sẽ bảo lãnh bản thânQuỹ Lộc Việt (thành lập ngày 6.11.2017 với vốn điều lệ 25 tỉ đồng).

Sau khi thống nhất các phương án vay với phía ông Danh, Việt Hà đã gặp gỡ và trao đổi với Đặng Bích Thủy (thời điểm làm Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp) và Đinh Việt Cường (Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank).

Các bên đưa ra phương án dùng 11 pháp nhân của các công ty tham gia vay vốn, mua trái phiếu và VNCB sẽ đứng ra đảm bảo khoản vay bằng tiền gửi của chính VNCB tại TPBank.

Sau đó Nguyễn Việt Hà trực tiếp giới thiệu 5 công ty của mình, mượn pháp nhân và thành lập cho phương án vay. Đặng Bích Thủy và Đinh Việt Cường cũng trực tiếp giới thiệu 5 công ty, ông Danh giới thiệu 1 công ty để trực tiếp vay tiền TPBank.

Sau khi được giải ngân, các công ty này ký hợp đồng mua trái phiếu của Thiên Thanh với số tiền 1.600 tỉ đồng. Ngoài ra ông Danh còn khai sử dụng gần 195 tỉ đồng tiền chi trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh nhưng ở chiều ngược lại, ông chủ của Tân Hiệp Phát đãphủ nhận chuyện này.

Đến tháng 4.2014, các công ty vay vốn nói trên không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện dự án tại Đà Nẵng, tiềm ẩn rủi ro... qua đó TPBank tiến hành thu hồi nợ gốc và lãi số tiền hơn 1.740 tỉ đồng. Số tiền này được TPBank thu hồi trực tiếp từ số tiền 1.753 tỉ đồng của VNCB gửi tại TPBank.

Cáo trạng số 83/CTr-VKSTC-V3 và cáo trạng bổ sung 15/VKSTC0V3 với kết quả giám định: “Kết luận giám định số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27.5.2016 và kết luận giám định bổ sung số 8671/KLĐ-NHNN ngày 11.11.2016 của Đoàn giám định NHNN về sai phạm của TPBank trong quá trình thẩm định xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố/bảo lãnh và kiểm tra sau cho vay trong việc các công ty của Phạm Công Danh vay vốn có nội dung như sau:

Quyết định cho vay chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ hoặc cho vay khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá năng lực tài chính để xác định tính khả thi, hiệu quả các phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.

Việc nhận bảo lãnh khi không có chữ ký của người quản lýrủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh; cho vay khi khách hàng và bên bảo lãnh (VNCB) chưa thực hiện bảo đảm tiền vay; Không kiểm tra sau cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có căn cứ, tài liệu...là thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các quy định của pháp luật, vi phạm Quyết đinh 1627, Thông tư 28, luật các Tổ chức tín dụng2010. Trách nhiệm thuộc về người thậm duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố tài sản.

Kết quả giám định sau đó của giám định viên NHNN về việc này như sau: việc bảo lãnh khoản vay hơn 1.740 tỉ đồng (cả gốc và lãi) cho 11 công ty vay vốn TPBank khiến chính VNCB bị thiệt hại toàn bộ số tiền này.

Dự kiến tòa xẽ tuyên án vàosáng ngày 6.8tới.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạm Công Danh dùng 16 pháp nhân vay 1.660 tỉ đồng