Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua đã xuất hiện cơn sốt ảo giá đất ở nhiều địa phương nhưng chưa có nguy cơ để có thể xảy ra “bong bóng” bất động sản như nhiều người lo ngại.

Ông Lê Hoàng Châu nói giá đất nóng nhưng chưa cần lo ‘bong bóng’

Phan Diệu | 23/05/2018, 13:52

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua đã xuất hiện cơn sốt ảo giá đất ở nhiều địa phương nhưng chưa có nguy cơ để có thể xảy ra “bong bóng” bất động sản như nhiều người lo ngại.

Theo đó, Chủ tịch HoREA nói rằng trong thời gian qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện các cơn sốt ảo giá đất, giá đất nền tại các xã ven dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) và tại các địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Cơn sốt ảo giá đất cũng xuất hiện tại một số quận, huyện venTP.HCM.

“Đây chỉ là những đợt sốt giá cục bộ trong phân khúc thị trường đất nền, đất nông nghiệp, thậm chí có những trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật mà phần lớn giữa các nhà đầu tư thứ cấp, kinh doanh lướt sóng kiếm lời.

Thủ phạm chínhlà giới đầu nậu và cò đất với thủ đoạn đầu cơ, thổi giá, tạo sóng gây ra các đợt sốt ảo giá đất, giá đất nền tại một số địa phương. Thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM và các tỉnh, tình hình sốt ảo giá đất, giá đất nềntại các địa phương đã bước đầu được kiểm soát dẫn đếnhạ nhiệt”, ông Châu nói.

Do đó, ông Lê Hoàng Châu nhận định đến nay chưa có khả năng xảy ra "bong bóng" bất động sản trong năm 2018. Bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường. Mặt khác, các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn.

Ông Châu còn phân tích thêm các nguyên nhân dẫn đến nhận định chưa có dấu hiệu cho thấy sẽxảy ra “bong bóng” bất động sảnnhư 2 cuộc khủng hoảng năm 2007 và năm 2010.

Thứ nhất là tăng trưởng GDP cả nước năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua. Đây là mức tăng trưởng tích cực và hợp lý nên nền kinh tế không có tăng trưởng nóng. Các thành phần kinh tế đang có xu thế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh.

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của cả nước năm 2017 đạt 18,17%, chỉ gần bằng phân nửa mức tăng trưởng tín dụng nóng 37% của năm 2007. Dự kiến, năm 2018 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% cũng là mức tăng tích cực và hợp lý. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt và kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán; thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

Mặc dù vậy, vấn đề đáng quan ngại là tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trong năm 2017 tăng gần 15% so với năm 2016 và chiếm 18% trong tổng tín dụng. Trong đó, có 52,9% tổng tín dụng tiêu dùng cho vay với mục đích mua nhà, xây nhà, sửa chữa nhà ở, mà một phần không nhỏ có thể đã chuyển qua kinh doanh bất động sản, cần phải được kiểm soát chặt chẽ trong năm 2018.

Thứ ba, trên thị trường bất động sản hiện nay có 2 nhân tố cần được tiếp tục quan tâm để quản lý, kiểm soát. Đó là còn có tình trạng lệch pha cung - cầu trong phân khúc bất động sản cao cấp, phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng (condotel) và đang sốt giá ảo đất nền, đất nông nghiệp tại một số khu vực. Đồng thời, thị trường cũng xuất hiện nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Trong đó, cả giới đầu cơ, đầu nậu, cò đất chuyên nghiệp làm giá, thổi giá, tạo sóng, lướt sóng, đẩy giá ảo đất nền, đất nông nghiệp rất cao so với giá trị thực để trục lợi.

“Tuy nhiên, 2 yếu tố nêu trên chỉ phản ánh một phần thị trường bất động sản và chủ yếu xảy ra ở phân khúc đất nền, đất nông nghiệp và condotel, chỉ có thể tạo ra các cơn sốt giá ảo, cục bộ, nhất thời chứ không thể gây ra "bong bóng" trên toàn bộ thị trường.Cơn sốt giá ảo này cũng gây tác hại cho thị trường bất động sản, làm lệch pha dòng tiền đầu tư, nhất là có thể gây thiệt hại rất lớn cho những nhà đầu tư thứ cấp lướt sóng nhưng không bán được sản phẩm khi thị trường bị hạ nhiệt”, ông Châu nói thêm.

Cuối cùng, để có thể khẳng địnhnăm 2018không có khả năng xảy ra "bong bóng" bất động sản còn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụthuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án... để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu "bong bóng".

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lê Hoàng Châu nói giá đất nóng nhưng chưa cần lo ‘bong bóng’