Những người bi quan thì cho rằng Olympic Rio đang vắt kiệt những gì còn lại của nền kinh tế Brazil vốn đang quá "ốm yếu", còn những người lạc quan thì tin rằng Olympic sẽ trở thành đòn bẩy giúp nước nhà hồi phục từ những hiệu ứng kinh tế tích cực mà các kỳ thế vận hội thường đem lại cho những thành phố đăng cai.

Olympic có thể vực dậy kinh tế Brazil, nhưng theo một cách khác

Nhàn Đàm | 15/08/2016, 10:16

Những người bi quan thì cho rằng Olympic Rio đang vắt kiệt những gì còn lại của nền kinh tế Brazil vốn đang quá "ốm yếu", còn những người lạc quan thì tin rằng Olympic sẽ trở thành đòn bẩy giúp nước nhà hồi phục từ những hiệu ứng kinh tế tích cực mà các kỳ thế vận hội thường đem lại cho những thành phố đăng cai.

Sự kiện thể thao được quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại không gì khác ngoài OlympicRio 2016 đang diễn ra ở Brazil. Dù vẫn chưa kết thúcnhưng nhiều ý kiến đã cho rằng đây có thể sẽ là một trong những kỳ thế vận hội ít thành công nhất trong lịch sử,do sự chuẩn bị chưa đầy đủ của nước chủ nhà Brazil vì khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở nước này. Những người bi quan thì cho rằng OlympicRio đang vắt kiệt những gì còn lại của nền kinh tế Brazil vốn đang quá "ốm yếu",trong khi những người lạc quan thì cho rằng Olympicsẽ trở thành đòn bẩy giúp nền kinh tế nước nhà hồi phục từ những hiệu ứng kinh tế tích cực mà các kỳ thế vận hội thường đem lại cho những thành phố đăng cai. Và đúng là OlympicRio 2016 có thể giúp vực dậy nền kinh tế Brazil trong tương lai, nhưng là theo cách hơi khác một chút.

Đứng trên phương diện phân tích kinh tế thông thường, OlympicRio 2016 có thể trở thành một thảm họa với nền kinh tế nước chủ nhà Brazil. Thời điểm Brazilgiành quyền đăng cai Olympic2016 vào năm 2009khi Rio de Janeiro vượt qua các thành phố đối thủ là Madrid, Tokyo và Chicago, người dân và chính phủ Brazil đã coi đó là một giấc mơ. Cũng dễ hiểu khi Brazil lúc đó đang lànền kinh tế đầy triển vọng, nằm trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS. Với tốc độ tăng trưởng cao, Brazil khi đó được dự đoán có thể sẽ soán ngôi Anhđể trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới. Chính phủ Brazil khi đó tuyên bố sẽ cấp hơn 14 tỉ USD để Rio đăng cai thế vận hội, trong đó tiền sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sân vận động, các tuyến đường sắt và cao tốc.

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế mà Brazil phải đối mặt sau đó đã biến giấc mộng đẹp mang tên OlympicRio trở thành một cơn ác mộng. Nền kinh tế Brazil rơi xuống đáy sâu nhất của cuộc khủng hoảng vào năm 2015, chỉ một năm trước khi thế vận hội mà nước này đăng cai diễn ra. GDP của Brazil giảm 3,8% trong năm 2015, lạm phát phi mã buộc Ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất lên mức rất cao là 14,5% để kiềm chế, thất nghiệp gia tăng mạnh trong khi công chức và giáo viên trên cả nước bị nợ lương.

Nền kinh tế bung bét, còn nền chính trị thì cũng không khá hơn. Vụ bê bối tham nhũng khổng lồ liên quan đến tập đoàn dầu khí Petrobras khiến hàng trăm chính trị gia rơi vào diện bị điều tra, đương kim Tổng thống Dilma Rousseff đang bị luận tội vì cáo buộc che đậy thâm hụt ngân sách một cách bất hợp pháp, còn Tổng thống tiền nhiệm Lula da Silva cũng đang bị điều tra.Tất cả những điều này khiến cho việc tiến hành đăng cai Olympickhông khác gì một cực hình với Brazil, khi theo tính toán nước này sẽ phải chi khoảng 20 tỉ USD để đầu tư các công trình thiết yếu và chi phí tổ chức.

Nói cách khác, Brazil ở thời điểm hiện tại không khác gì một người nghèo thiếu ăn phải cầm cố tài sản để có tiền tiếp đãi trọng hậu vị khách đã trót mời đến khi còn đang dư dả. Kể cả những lợi ích tức thời mà các kỳ Olympicthường đem lại cho nước chủ nhà cũng không giúp gì nhiều cho kinh tế Brazil hiện tại. Theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế, Brazil và thành phố đăng cai Rio de Janeiro nhiều nhất chỉ có thể thu về 4,5 tỉ USD doanh thu – một con số khá khiêm tốn với tổng mức chi phí 20 tỉ USD mà nước này có thể phải bỏ ra để đăng cai thế vận hội.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan, thì OlympicRio 2016 cũng không hẳn là quá tệ với thành phố Rio de Janeiro nói riêng và nền kinh tế Brazil nói chung. Lợi ích kinh tế trước mắt của thành phố Rio là doanh thu từ khách du lịch. Các vận động viên và cổ động viên đổ về đây rất đông đảo để theo dõi, thi đấu và cổ vũ cho thế vận hội. Về lâu dài, Olympiccó thể trở thành một khoản đầu tư dài hạn cho sự phát triển của thành phố du lịch này, khi hầu hết các thành phố đã từng đăng cai Olympictrong quá khứ đều có lượng khách du lịch tăngnhiều lần sau khi thế vận hội kết thúc, điển hình là Barcelona hay Atlanta. Số tiền 20 tỉ USDcũng không phải là hoàn toàn lãng phí, khi phần lớn số tiền đó được đầu tư vào hạ tầng giao thông, giúp kinh tế Rio phát triển về dài hạn sau khi Olympickết thúc.

Với nền kinh tế Brazil, OlympicRio 2016 có thể là một gánh nặng lớn xét trên phương diện chi phí tài chính mà ngân sách nước này phải bỏ ra. Nhưng thực tế cũng không hoàn toàn như vậy. Chi phí đầu tư xây dựng, tổ chức đăng cai Olympicmà Brazil phải bỏ ra trên thực tế giống như một gói kích thích kinh tế quy mô lớn. Việcxây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông phục vụ Olympicchính phủ Brazil đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đồng thời hạ tầng để phục vụ thế vận hội đó cũng sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế về lâu dài.

Rõ ràng là khi nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, thì việc tung ra các gói kích thích kinh tế dù dưới hình thức đầu tư đăng cai Olympicđi nữa cũng là một động thái mang ý nghĩa tích cực. Các khoản chi phí cho đăng cai Olympiccó lẽ là một trong những khoản chi có tác dụng nhất của chính phủ Brazil trong vài năm trở lại đây, nếu so sánh với các chương trình an sinh xã hội đắt tiền nhưng íttác dụng của chính phủ nước này trong những năm qua.

Mặt khác, việc phải gồng mình để tổ chức OlympicRio thành công có thể khiến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị tại Brazil hiện nay nhanh đi đến hồi kết hơn. Theo khảo sát, quá nửa người dân Brazil coi việc OlympicRio diễn ra ở thời điểm hiện tại là một sự xấu hổ với quốc gia của mình, do các vấn đề của xã hội và kinh tế Brazil có thể lộ ra trước mắt bạn bè quốc tế. Áp lực xã hội có thể thúc đẩy hệ thống chính trị và kinh tế của Brazil hồi phục nhanh hơn. Và khi đó các tiềm năng lớn của kinh tế Brazil sẽ được hồi phục.

Không phải ngẫu nhiên khi cách đây 6-7 năm thế giới đã dự đoán Brazil sẽ soán ngôi nền kinh tế số 5 thế giới của nước Anh. Brazil hiện đang là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới, với một dân số khá lớn là trên 200 triệu người, cùng một nền kinh tế mở và năng động. Quan trọng nhất là cấu trúc dân số rất đa dạng đang cho phép Brazil có thể đạt được thành công tương tự như Mỹ trong việc thu hút người nhập cư có trình độ cao. Kỳ thế vận hội hiện tại có thể không đem lại lợi ích kinh tế lớn về ngắn hạn, nhưng nó có thể xoa dịu các vết thương trong rỉ máu của Brazil. Với một quốc gia sở hữu quá nhiều lợi thế để có thể trở thành một cường quốc kinh tế như Brazil thì như thế cũng là quá đủ.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/The Saigon Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Olympic có thể vực dậy kinh tế Brazil, nhưng theo một cách khác